Bí quyết giúp học sinh dùng sơ đồ tư duy học Lịch sử

GD&TĐ - Điểm mạnh nhất của sơ đồ tư duy là giúp phát triển ý tưởng và không bỏ sót ý tưởng, phát triển óc tưởng tượng, khả năng sáng tạo, hứng thú học tập.

Bí quyết giúp học sinh dùng sơ đồ tư duy học Lịch sử

Nhiều giáo viên thường đưa ra hệ thống sơ đồ tư duy để củng cố bài học hoặc hệ thống lại kiến thức một giai đoạn, một thời kỳ lịch sử mà không có sự tham gia của học sinh.

Làm như vậy là giáo viên đã không lấy học sinh làm trung tâm và không phát huy được vai trò của học sinh, để học sinh học một cách thụ động theo sự đã định của giáo viên, học sinh sẽ không được độc lập suy nghĩ, không tự mình khắc sâu được kiến thức.

Hướng dẫn học sinh tự lập bản đồ tư duy

Cô Ngô Thị Hằng - Giáo viên Trường PTDT Nội trú huyện Tân Uyên (Lai Châu) – cho rằng, nên hướng học sinh nghiên cứu, học tập thông qua hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy cùng với sự chỉ dẫn của giáo viên.

Từ sự ghi chép kiến thức một cách hệ thống theo mô hình sơ đồ tư duy ở trên bảng, học sinh kết hợp nghe giảng, chú ý đến những điểm nhấn mạnh nhiều lần của giáo viên, dựa vào sách giáo khoa để phát triển ý lớn đến ý nhỏ.

Trong quá trình thực hiện, giáo viên luôn có sự định hướng, hướng dẫn học sinh lập bản đồ tư duy, dựa trên nguyên lý đi từ cây đến cành, đến nhánh; tương ứng với việc xác định chủ đề đến phát triển ý chính rồi ý phụ một cách lôgic.

Việc làm này cần được giáo viên định hướng và yêu cầu học sinh phải thực hiện thường xuyên sau mỗi bài học, mỗi chương, mỗi giai đoạn.

Khi đã trở thành thói quen với học sinh, giáo viên sẽ không phải mất nhiều công sức cho việc hướng dẫn chi tiết, tỉ mỉ cho học sinh học bằng sơ đồ tư duy.

Sau nhiều lần học sinh sẽ tự biết cách tổng hợp kiến thức bằng hệ thống sơ đồ tư duy, các em sẽ thấy bài học trở nên ngắn gọn, dễ hiểu, các em nắm được kiến thức cơ bản nhanh chóng, thuộc bài ngay tại lớp, nhớ sâu và chính xác nội dung bài học. Lúc này việc tự học của học sinh sẽ không còn nhàm chán như trước.

Áp dụng trong bài dạy cụ thể

Với cách làm trên, cô Ngô Thị Hằng chia sẻ kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lập bản đồ tư duy khi dạy Bài 29 - Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965 - 1973), trong chương trình Lịch sử 9 như sau:

Sau khi giảng hết mục I - Chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ (1965 – 1968), giáo viên cùng với học sinh dựa vào phần nội dung được ghi, thực hiện củng cố kiến thức bằng hệ thống sơ đồ tư duy:

Dựa vào mẫu sơ đồ tư duy trên, giáo viên có thể yêu cầu học sinh về nhà hoàn thiện các nội dung tương tự của chiến lược "Chiến tranh cục bộ", để củng cố lại kiến thức về chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" ở Bài 28. Đồng thời, hướng học sinh chuẩn bị bài mới về chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và "Đông Dương hóa chiến tranh".

Như vậy, chỉ với một hệ thống sơ đồ tư duy tôi đã giới thiệu ở trên, đã có thể giúp học sinh nhìn thấy được bức tranh tổng thể của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975) từ âm mưu, hành động của Mĩ đến các thắng lợi của ta trong việc đánh bại các chiến lược chiến tranh do Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tham vọng đi vào lịch sử

GD&TĐ - Bầu cử Quốc hội ở Ấn Độ luôn là sự kiện không nơi nào trên thế giới có thể sánh được về quy mô và thời gian.