Bí quyết của Học sinh giỏi Quốc gia môn Sử năm 2014

GD&TĐ - Bí quyết để học tốt môn Lịch sử của học sinh Nguyễn Thị Anh lớp 12A13 Trường THPT Mỹ Đức A (Hà Nội) - Giải Nhất Quốc gia môn Sử năm 2014

Nguyễn Thị Anh - Giải Nhất học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử năm 2014
Nguyễn Thị Anh - Giải Nhất học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử năm 2014

Cách học linh hoạt

Theo cô học sinh giỏi Sử, nếu biết cách học, Lịch sử sẽ trở thành môn học ưa thích và dễ đạt điểm cao.

Anh cho biết: “Cần chú ý ngay trong giờ học, bởi những gì thầy cô truyền đạt đã rất dễ nhớ, dễ học hơn là vùi đầu trong sách giáo khoa. Sau khi có được "bộ khung" về ý, các mốc thời gian, nút thắt được nhấn trong bài, khi về nhà đọc SGK sẽ dễ hiểu hơn. Cùng đó, cần trả lời vững các câu hỏi để ghi nhớ sự kiện lịch sử".

Phương pháp học của em cũng rất linh hoạt, lúc học theo kiểu ghi nhớ, lúc xây dựng bài theo cây kiến thức và hỏi - đáp. "Nhưng phải rèn luyện thường xuyên mới nhớ lâu được" - Anh chia sẻ. 

Rèn luyện kỹ năng làm bài

Sau khi nắm vững kiến thức được học, để đạt được điểm cao cần rèn luyện kỹ năng viết bài. Bởi cách viết rất quan trọng, nếu có kiến thức tốt nhưng viết bài vẫn còn kém thì chất lượng bài kiểm tra, bài thi sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn.

Kinh nghiệm của Anh khi làm bài thi là làm bài Lịch sử như một bài văn nghị luận xã hội, có mở bài, thân bài, kết luận. 

Mở bài dẫn dắt một chút để kết nối với nội dung chính. Thân bài nên phân tích nội dung chính của đề bài, có thể so sánh, giải thích vì sao lại như vậy. 

Điểm số cao hay thấp nằm chủ yếu ở phần này do đó, trong phần thân bài em thường liên hệ với kiến thức thực tế để so sánh, phân tích và lý giải sao cho sinh động, hấp dẫn. 

Cuối cùng phần kết luận nên ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm và đôi chút liên hệ bản thân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ