Bí mật vũ khí không gian

GD&TĐ - Trong khi vũ trụ là một diễn đàn tuyệt vời để thăm dò hòa bình, thì nó cũng là một cái sân hoàn hảo để chứng minh cho những thành tựu quân sự. Các vệ tinh gián điệp đã được sử dụng ngoài vũ trụ trong suốt nhiều thập niên.

Bí mật vũ khí không gian

Trong thời đại không gian, nhiều cơ quan vũ trụ đã xem không gian là nền tảng cho các khởi động tên lửa hay những hoạt động khác. Mời bạn đọc cùng khám phá những khái niệm vũ khí không gian có mức độ hủy diệt siêu lớn đã được phát triển trong các năm qua. 

Tên lửa

Thật sự thì tên lửa đã được sử dụng trong suốt 1.000 năm qua, mặc dù Bách khoa từ điển không chỉ ra lịch sử của những quả tên lửa buổi sơ khai. Trung Quốc thường được trích dẫn là nơi ra đời những loại tên lửa đầu tiên, tiếp sau đó là Âu châu. Những loại tên lửa kim loại hình trụ đã được sử dụng lần đầu tiên ở Ấn Độ vào thế kỷ 18, lấy phiên bản chế tạo tên lửa của Sir William Congreve người Anh. Ngày hôm nay, tên lửa vẫn còn đang sử dụng, và đặc biệt là hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBMs).

Đạn nổ thủy động từ DARPA’s MAHEM

Những kẻ thù đang đối mặt với một thiết bị có thể làm cho các khối kim loại nóng chảy. Ý tưởng này đã bắt đầu từ các tiểu thuyết khoa học giả tưởng nổi tiếng như “Earthlight” của tác giả Arthur C. Clarke (1955), và thiết bị đó có thể trở thành sự thật vào một ngày nào đó nhờ ngân sách của Cơ quan các dự án nghiên cứu tiến bộ quốc phòng Mỹ (DARPA). Loại đạn nổ thủy động từ (MAHEM) đã được công bố vào năm 2008. Mặc dù không có bản cập nhật mới nào về thiết bị này, nhưng trang về Mahem vẫn đang hoạt động trên trang web của DARPA. Chương trình đang hứa hẹn “tiềm năng hiệu quả cao hơn, kiểm soát tốt hơn, khả năng hoạt động trong thời gian thực chính xác hơn và sạc một lần có thể dùng dài lâu”. Các quan chức DARPA khẳng định MAHEM đạt tới “độ chính xác chết người, và có thể được gắn trên các tên lửa”.

Vũ khí hóa vệ tinh

Hồi thập niên 1950 có một dự án của Mỹ đã nhận được không ít sự quan tâm, nó mang tên là Dự án Thor, dự án này thực tế vẫn ở dạng khái niệm. Và nhiều khái niệm về vũ khí không gian đã được vạch ra trong nhiều năm, chẳng hạn như “Thiên Tiễn”, đó là những loại vũ khí dùng năng lượng từ trong quỹ đạo sẽ thả xuống trái đất, cũng như các loại vệ tinh nhỏ được gắn trên các máy bay, chúng sẽ nhắm vào tiêu diệt các vệ tinh hay nhắm vào những mục tiêu dưới mặt đất.

Phòng thí nghiệm quỹ đạo có người lái

Phòng thí nghiệm quỹ đạo có người lái (MOL) là một dự án của Không lực Hoa Kỳ được thực hiện từ năm 1963 đến năm 1969 (những năm hoạt động của chương trình). Dự án cũng đã chọn lựa ít nhất 17 phi hành gia vũ trụ và đặt bệ phóng của nó là Khu căn cứ Không lực Vandenberg (California), và người Mỹ cũng sửa chữa tàu vũ trụ Gemini (NASA) để phù hợp với chương trình mới. Dưới tên mã là Dự án Dorian, một trong các mục tiêu chính của chương trình MOL là trinh sát, hệ thống camera sẽ dùng để chụp các bức ảnh về Liên Xô với độ phân giải tốt hơn bất kỳ vệ tinh nào vào thời kỳ đó.

MOL cũng đem theo tên lửa và lưới để tóm các tàu vũ trụ của kẻ thù. Cuối năm 2015, nhiều chi tiết đã được hé lộ về dự án MOL bằng việc chính phủ Mỹ cho công bố 20.000 trang tài liệu về dự án tuyệt mật này. Chương trình bị hủy sau khi Không lực Mỹ không thể kham nổi chi phí leo thang. (So với giá trị tiền ngày nay thì dự án MOL tiêu tốn hơn 3 tỷ USD; tại thời điểm hủy bỏ, đã có khoảng 1,3 tỷ USD được chi ra).

Tên lửa đạn đạo liên lục địa

Theo bách khoa toàn thư thế giới thì hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa (viết tắt ICBMs) là những loại tên lửa mặt đất có tầm bắn bay xa tới hơn 3.500 dặm (5.600 km). Năm 1958, Liên Xô đã phóng ICBM đầu tiên, tới năm 1959 là Mỹ, tiếp sau đó là vài quốc gia khác. Các quốc gia như Israel, Ấn Độ và Trung Quốc gần đây cũng đã phát triển ra ICBMs, và Bắc Triều Tiên cũng hoàn thành rất tốt. Năm 1991, Liên Xô và Mỹ cùng nhất trí sẽ giảm bớt kho vũ khí ICBM của họ như là một phần của Hiệp ước Start I, nhưng cho đến ngày hôm nay cả Nga lẫn Mỹ đều thử nghiệm ICBMs.

Cỗ xe thử nghiệm quỹ đạo X-37B

Sau 4 chuyến bay vào vũ trụ, hiện vẫn chưa có gì rõ ràng về việc mà máy bay không gian X-37B đã làm trong quỹ đạo, và một số người phỏng đoán rằng cỗ xe này có thể là một dạng vũ khí mới của Không lực Mỹ. Loại máy bay này là một phiên bản nhỏ hơn tàu con thoi của NASA, nhưng nó được điều khiển bởi rô-bốt và có thể ở trong quỹ đạo hơn 1 năm tại một thời điểm. Với chuyến bay lần thứ 4 (năm 2015), quân đội Mỹ xác nhận rằng máy bay đã chở theo 2 khối lượng hàng hóa: một khối lượng vật liệu tiên tiến của NASA và một hệ thống đẩy thử nghiệm của Không lực Mỹ, nhưng hầu hết các chi tiết về sứ mạng của máy bay X-37B vẫn chưa được phân loại. Theo báo cáo công nghệ của Không lực Mỹ được công bố vào năm 2015 thì X-37B có thể dùng cho nhiều mục đích như đánh bom trong vũ trụ, can thiệp vào vệ tinh của kẻ thù, trinh sát hay làm mọi việc cùng lúc. Không lực Mỹ cũng phủ nhận dùng máy bay X-37B làm vũ khí.

Các hệ thống chống vệ tinh

Năm 1985, một máy bay phản lực F-15A đã bắn rơi một tên lửa vệ tinh Solwind P78-1. Solwind P78-1 bị hủy diệt bởi Cỗ xe bay cỡ nhỏ (ALMV) được trang bị trên máy bay F-15A, thử nghiệm đã tạo ra hơn 250 mảnh vỡ đủ lớn để hiển thị trên các hệ thống theo dõi. Nhưng quốc hội Mỹ đã cấm các thử nghiệm xa hơn vào cuối năm 1985, đến năm 1987 thì Không lực Mỹ ngừng chương trình này. Tuy vậy, việc thử nghiệm thành công cũng đã giúp cho quân đội Mỹ tìm ra cách để hủy diệt các vệ tinh mà không lo sẽ phá rào bởi các hiệp ước về cấm vũ khí hạt nhân trên tàu vũ trụ. Những ví dụ về hệ thống chống thời tiết còn được Liên minh các nhà khoa học có quan tâm (UCS) liệt kê ra, bao gồm Hệ thống phòng thủ chiến lược và Laser hóa học tiên tiến ứng dụng hồng ngoại của Không lực / Hải quân đã được thiết kế để hủy diệt vệ tinh từ mặt đất. Hay hệ thống truyền thông phản công dùng để gây nhiễu các khả năng vô tuyến.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ