Bí mật việc Trung Quốc cung cấp thiết bị quân sự cho các công ty Belarus?

GD&TĐ - Trung Quốc vẫn đang xuất khẩu thiết bị quân sự cho các công ty Belarus thuộc diện bị châu Âu và Mỹ trừng phạt, tờ Nikkei cho biết.

Bí mật việc Trung Quốc cung cấp thiết bị quân sự cho các công ty Belarus?

Mặc dù thực tế là Trung Quốc không chính thức công nhận việc họ cung cấp mặt hàng bị cấm vận cho Nga, nhưng nước này vẫn xuất khẩu thiết bị quân sự sang Belarus, sau đó những doanh nghiệp này sẽ lắp ráp hoàn chỉnh để bán sang Nga.

Cụ thể, gần đây, công ty Green Cycle Energy của Trung Quốc đã nhận được đơn đặt hàng từ BelOMO Holding của Belarus cho 3.000 linh kiện của module nhắm mục tiêu bằng laser LAD-21T.

Bản thân module này được sử dụng để tạo ra thiết bị dẫn đường bằng laser cho bom có ​​độ chính xác cao và tên lửa. Việc thanh toán hợp đồng được thực hiện bằng đồng tiền nhân dân tệ và thông qua chi nhánh Thượng Hải của Ngân hàng nhà nước Nga VTB.

Vào ngày 1 tháng 2 năm 2024, một doanh nghiệp khác của Trung Quốc là Morotack đã ký hợp đồng với Diaproektor - công ty con của Tập đoàn BelOMO để mua 200 đơn vị linh kiện được đặc biệt trị giá 114.000 nhân dân tệ.

Như tờ Nikkei lưu ý, những thành phần này rất quan trọng để tạo ra các hệ thống dẫn đường hiện đại. Việc thanh toán được thực hiện thông qua các ngân hàng Belarus và Trung Quốc.

Mặc dù vậy, riêng tập đoàn BelOMO vẫn hợp tác chặt chẽ với các công ty công nghiệp quốc phòng Nga, điều này cho phép Moskva nhận sản phẩm từ các doanh nghiệp Belarus cho quân đội của mình.

Điển hình như công ty "Hệ thống laser chính xác" từ thành phố St. Petersburg đã cung cấp cho doanh nghiệp Diaproektor các bộ phận riêng lẻ được sử dụng để tạo ra máy đo khoảng cách laser - một phần của kính ngắm quang điện tử Sosna-U trên xe tăng T-72B3 xe tăng. Được biết 78 bộ phận này được bán với giá 499.200 USD.

grl6khf0k56x3facm69bq4uig3if92zp.jpg
Linh kiện từ Trung Quốc xuất sang Belarus sẽ có đích đến cuối cùng là Nga.

Trước đó còn có thông tin cho biết Trung Quốc đang cung cấp cho Nga thông tin tình báo từ mạng vệ tinh của nước này để sử dụng trên chiến trường Ukraine.

Ngoài tổ chức nhà nước, các vệ tinh cũng được công ty quân sự tư nhân (PMC) Wagner thuê. Theo hãng tin AFP của Pháp, vào tháng 11 năm 2022, Wagner đã thuê hai vệ tinh có độ phân giải cao Jilin-1 Gaofen 03D12 và 03D13 của Trung Quốc cùng các dịch vụ liên quan với tổng số tiền hơn 30 triệu USD.

Pháo phản lực dẫn đường Polonez của Belarus được lắp ráp từ cách thành phần do Trung Quốc cung cấp.
Theo Nikkei

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.