Bí mật về hai chiếc đồng hồ tiếp viên đeo trong suốt chuyến bay

Đối với tiếp viên, hai chiếc đồng hồ để đánh dấu thời gian ở điểm đi và điểm đến, đồng thời còn phòng khi một chiếc bị hỏng.

Bí mật về hai chiếc đồng hồ tiếp viên đeo trong suốt chuyến bay

Tiếp viên hàng không không phải nghề dễ dàng khi họ luôn phải để mắt đến hàng trăm hành khách trên một chuyến bay, trong đó chưa kể tới những trường hợp khách hành xử lỗ mãng.

Họ phải giải quyết mọi tình huống với phong thái chuyên nghiệp - luôn bình tĩnh và xử lý bất kỳ rắc rối nào từ lúc phát sinh. Một trong những "trợ thủ" của họ chính là hai chiếc đồng hồ trên tay.

Theo The Travel, hai chiếc đồng hồ giúp tiếp viên ghim chính xác khoảng thời gian xảy ra sự cố để báo cáo cho các nhà chức trách sau đó. Những trường hợp khẩn cấp luôn phải được báo cáo ngay khi hạ cánh, kèm theo giấy tờ liên quan để phục vụ công tác điều tra. Do đó, ghi nhớ chính xác thời gian là điều vô cùng quan trọng khi bất cứ sự cố nào phát sinh.

 Đồng hồ hai mặt của tiếp viên hàng không và phi công. Ảnh: Watch Center.

Đồng hồ hai mặt của tiếp viên hàng không và phi công. Ảnh: Watch Center.

Bên cạnh đó, hai chiếc đồng hồ cũng có một công dụng với những tiếp viên phục vụ trên chặng dài, do họ có thể phải chịu đựng jet lag - cảm giác mệt mỏi sau một chuyến bay dài qua nhiều múi giờ.

Hai chiếc đồng hồ sẽ giúp tiếp viên ghi lại thời gian ở điểm khởi hành và tại điểm đến. Từ đó, tiếp viên có thể theo dõi thời gian của hành trình, thông báo với bất kỳ hành khách nào nếu chuyến bay chậm trễ và biết khi nào đội bay phải sẵn sàng cho màn hạ cánh.

Ngoài ra, hai chiếc đồng hồ cũng có thể thay thế cho nhau phòng khi một trong hai bị hỏng. Trong trường hợp đó, tiếp viên vẫn nắm bắt được thời gian.

 Hiện nay phi công và tiếp viên có thể chọn các mẫu đồng hồ hàng không tích hợp nhiều mặt để theo dõi các múi giờ khác nhau. Ảnh: Man of Many.

Hiện nay phi công và tiếp viên có thể chọn các mẫu đồng hồ hàng không tích hợp nhiều mặt để theo dõi các múi giờ khác nhau. Ảnh: Man of Many.

Đồng hồ không chỉ là vật dụng duy nhất phi hành đoàn buộc phải mang theo, nhiều hãng hàng không còn yêu cầu tiếp viên mặc váy đồng phục. Chiều dài của váy có thể tiết lộ chức vụ của họ.

 Tiếp viên Heather Poole từng viết trong cuốn sách "Cruising Altitude" về sự nghiệp của mình rằng: "Chúng tôi không thể cắt ngắn gấu váy tới một khoảng nhất định cho đến khi hết hạn thử việc. Kể từ khi trở thành tiếp viên chính thức, chúng tôi có thể cắt ngắn váy và để hở một chút chân".

Trong khi đó một số hãng hàng không như Cathay Pacific và British Airways đã bỏ quy định tiếp viên nữ phải mặc váy đồng phục, và họ có thể chọn mặc quần tây thay thế.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ