Bí kíp giúp dân chuyên Sử học thuộc lèo lèo

Đúng là với môn nào cũng có phương pháp học riêng, như cách học thuộc môn Sử dưới đây sẽ khiến dân không chuyên phải bất ngờ vì quá hữu ích.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thời đi học, hầu như học sinh nào cũng ngán ngẩm môn Sử vì phải học thuộc nhiều mà môn lại toàn con số khô khan đôi khi còn nhiều dữ liệu không liên quan với nhau.

Học sinh truyền tay nhau bí kíp nên gán những ngày tháng vào sự kiện đặc biệt của mình, học nội dung theo ý… nhưng chỉ được lúc kiểm tra xong lại quên sạch ngay.

Dân chuyên Sử tất nhiên có cách riêng để học môn này. Học thuộc nhiều nên viết ra ý rất lâu, học sinh sẽ viết tắt từng từ một như "Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ biến Mỹ Latinh thành sân sau của mình" chỉ viết "CTTGT2, MBMLTSSCM".

Vậy là cả bài chỉ tóm gọn trong vài dòng, nhìn vào chắc chỉ mình chúng nó hiểu! Nhưng cách này cũng đòi hỏi sự tập trung, lơ là một chút quay lại sẽ không biết mình đang làm đến đâu rồi.

Chỉ cần vài dòng thôi là tóm gọn được cả bài rồi. (Ảnh: Trung Hàn Tử Linh)

Chỉ cần vài dòng thôi là tóm gọn được cả bài rồi. (Ảnh: Trung Hàn Tử Linh).

Ngay sau khi bức ảnh được đăng tải đã thu hút lượng like và bình luận lớn từ cộng đồng học sinh, đủ thấy đây chẳng phải nỗi lòng riêng của bất kỳ dân học Sử nào.

"Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ biến Mỹ Latinh thành sân sau của mình. Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ phát triển và bùng nổ, tiêu biểu là cách mạng Cu Ba giành thắng lợi 1/1/1959, chế độ độc tài Batixa sụp đổ, nước Cộng hòa Cu Ba ra đời. Cách mạng Cu Ba thắng lợi đã thúc đẩy phong trào đấu tranh đòi giải phóng dân tộc ở Mỹ Latinh…", màn Việt hóa tài tình của một học sinh chia sẻ.

"Cái gì tắt được là tắt hết, năm trước ghi xong giờ coi lại không hiểu gì. Nhiều lúc học kiểu này mấy đứa ngồi cạnh không hiểu mình đang viết gì luôn", bạn T.B bình luận.

"Dân chuyên Sử nhìn phát biết ngay ấy mà. Ngày nào cũng lặp đi lặp lại những từ đó, thuộc hẳn rồi thì ghi chỉ là công cụ thôi nên ghi kiểu nào cũng hiểu", bạn H.T chia sẻ.

"Cũng không có gì cao siêu lắm đâu, chỉ là mình học thuộc rồi ghi lại. Nếu ghi hết cả chữ ra thì mỏi tay nên viết như này cho nhanh. Nhưng chỉ lơ là một cái thôi, nhìn lại sẽ không biết mình đang ghi đến đoạn nào nữa", bạn B.N bình luận.

Theo Trí thức trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Dù nhận thêm loạt vũ khí mới nhưng Ukraine chưa thể ngăn được đà tiến của quân đội Nga.

Đột phá Semyonovka mang đến cơ hội nào?

GD&TĐ - Bộ Quốc phòng Nga hôm 29/4 thông báo quân đội từ Trung tâm Battlegroup đã hoàn thành việc kiểm soát khu định cư Semyonovka ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk.
Một góc quần đảo Nam Du. Ảnh: TG

Dạy học nơi đầu sóng

GD&TĐ - Quần đảo Nam Du gồm hơn 20 đảo lớn, nhỏ nằm sát nhau, thuộc sự quản lý của 2 xã: An Sơn và Nam Du (Kiên Hải, Kiên Giang).