Bí hiểm bên biên giới Mỹ - Mexico

 

Hành trình hiểm nguy của người di cư đến Mỹ
Hành trình hiểm nguy của người di cư đến Mỹ

Đến Mỹ bằng mọi giá

Bất luận sự thật ra sao, người ta có thể nhận thấy những điểm đáng chú ý trong cuộc tranh luận về nhập cư, chẳng hạn như những vụ mất tích của người di cư thường xảy ra trong các tình huống như:

Chính quyền Mỹ đang ngày càng buộc nhiều người di cư phải ở lại Mexico, bằng cách hạn chế đáng kể số người có thể xin tị nạn hàng ngày tại các cảng nhập cảnh, cũng như việc gửi một số lượng lớn người di cư đang xin tị nạn phải quay trở lại biên giới để chờ quyết định từ tòa án Mỹ;

Khi các quan chức Mỹ nói rằng số lượng các gia đình di cư đến biên giới đã tăng đột biến và càng ngày càng có nhiều nhóm người di cư với số lượng lớn tiến đến biên giới Mexico - Mỹ;

Các quan chức Mexico hứa hẹn việc bảo vệ quyền con người của người di cư là ưu tiên hàng đầu, nhưng các thành phố biên giới Mexico đã và đang phải vật lộn để xử lý dòng người di cư.

Các chuyên gia cho rằng, sự kết hợp của các yếu tố này có thể làm cho những tình huống bất ổn thậm chí sẽ còn trở nên tồi tệ hơn.

“Các thị trấn biên giới có thể trở nên rất khó kiểm soát một cách nhanh chóng”, ông Meyer thuộc Văn phòng Washington tại Mỹ Latinh nói - “Các nhóm tội phạm cũng theo dõi người di cư vì họ là nạn nhân có thể dễ dàng tấn công. Điều này cũng có thể tác động đến cộng đồng biên giới theo cách khó lường trước được”.

Bà Leutert, thuộc Đại học Texas ở Austin (Mỹ), cho rằng tính công khai của sự cố xe buýt gần đây có vẻ như là một biểu hiện mới của thời kỳ bạo lực hơn dọc biên giới - và điều đó làm bà vô cùng lo lắng. “Thực hiện một vụ bắt cóc hàng loạt phức tạp hơn nhiều so với việc chỉ bắt giữ rồi ném một hai người vào sau xe” - bà Leutert nói - “Nó đòi hỏi một sự tinh vi và mức độ tham nhũng khác nhau... Trong một thời gian dài, chúng tôi chưa thấy bất kỳ trường hợp nào ngang nhiên đến vậy”.

Theo Cục Hải quan và biên phòng Mỹ (CBP), hơn 76.000 người đã bị bắt giữ vượt biên trái phép hoặc không có giấy tờ thích hợp trong tháng 2/2019. Có thể nói đây là con số kỷ lục trong bất kỳ tháng 2 nào trong 12 năm qua. Trong số này, 7.250 là trẻ em không có người đi cùng và 40.385 là trẻ em đi cùng với các thành viên trong gia đình.

Sự gia tăng của các gia đình và trẻ em không có người thân đi qua biên giới đánh dấu một sự thay đổi đáng kể về nhân khẩu học - và là một thách thức đối với CBP; vì trong những năm trước, phần lớn những người qua biên giới là những người trưởng thành độc thân. (Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...