Bị chó cắn vào mu bàn tay, 2 tháng sau tử vong

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Liên tiếp các ca tử vong vì bệnh dại được ghi nhận trong thời gian qua, mới nhất là trường hợp tại Quảng Trị đã gióng lên hồi chuông cảnh báo

Bị chó cắn vào mu bàn tay, 2 tháng sau tử vong

Ngày 20/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Trị thông tin, vào ngày 3/3 đã ghi nhận 1 trường hợp được chẩn đoán lâm sàng bệnh dại tại thôn Ra Lây, xã Pa Nang, huyện ĐaKrông.

Trước khi khởi phát bệnh khoảng 2 tháng, vì bị chó chưa xác định nguồn gốc cắn vào mu bàn tay trái, bệnh nhân không điều trị phơi nhiễm bằng vắc xin và cũng không đến cơ sở y tế để thăm khám.

Ngày 2/3, bệnh nhân có dấu hiệu mệt mỏi, sợ nước, sợ gió, được người nhà đưa đến Trung tâm Y tế huyện Đakrông, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh rồi chuyển lên Bệnh viện Trung ương Huế. Vào chiều 3/3, bệnh nhân được chuyển về nhà và ngày 6/3 đã tử vong.

Được biết, tỉnh này cũng ghi nhận 1 trường hợp tử vong do bệnh dại là trẻ em tại huyện Triệu Phong. Trường hợp này tử vong sau khi phơi nhiễm do bị chó cắn (sau khi cắn 3 ngày thì chó chết) nhưng không đi điều trị dự phòng phơi nhiễm động vật nghi dại cắn vào năm 2022.

Khi đã lên cơn dại, cả động vật và người đều tử vong.

Khi đã lên cơn dại, cả động vật và người đều tử vong.

Trước đó, vào ngày 15/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Phú Yên cho biết, một bệnh nhân nam là L.X.D (SN 1978) trú xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa (Phú Yên) đã tử vong sau khi bị chó dại cắn.

Tai nạn xảy ra khoảng đầu tháng 12/2022. Bệnh nhân bị chó nuôi tại nhà cắn vào ngón tay nhưng sau đó không đi tiêm vắc xin phòng dại, chỉ tự bôi thuốc sát khuẩn tại nhà.

Đến ngày 9/3, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt, mệt mỏi, sử dụng thuốc nhưng tình trạng không cải thiện. Bệnh nhân đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên thăm khám và nhập viện ngày 11/3, được chẩn đoán bị bệnh dại. Đêm cùng ngày, gia đình xin được đưa bệnh nhân về nhà.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trung bình mỗi năm có khoảng 59.000 người tử vong vì bệnh dại tại hơn 100 quốc gia và 29 triệu người phơi nhiễm với bệnh dại phải đi điều trị dự phòng.

Cũng theo WHO, nếu không được điều trị dự phòng, con số tử vong vì bệnh dại có thể lên tới hơn 330 nghìn người mỗi năm.

BS. Nguyễn Vũ Linh, Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Trị cho hay: “Bệnh dại có thời gian ủ bệnh ở người thông thường là từ 1 - 3 tháng sau phơi nhiễm, hiếm khi có trường hợp thời gian ủ bệnh ngắn dưới 9 ngày hoặc dài tới một vài năm.

Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, vị trí của vết cắn có liên quan đến nơi có nhiều dây thần kinh, khoảng cách từ vết cắn đến não, số lượng virus xâm nhập.

Vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn. Khi đã lên cơn dại, cả động vật và người đều tử vong".

Tiêm vắc xin phòng dại là biện pháp duy nhất để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh dại.

Tiêm vắc xin phòng dại là biện pháp duy nhất để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh dại.

Bệnh dại rất nguy hiểm, nhưng đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Để chủ động phòng ngừa bệnh dại, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần tiêm phòng cho 100% chó, mèo nuôi đầy đủ và nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.

Nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm; diệt chó chạy rông, chó vô chủ. Không nên đùa nghịch, chọc phá các con vật nuôi.

Khi bị chó, mèo cắn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút. Nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại.

Vết thương cần được rửa sạch với cồn 70%, cồn iod hoặc povidone-iodine (nếu có). Hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương. Đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời.

Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại. Tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám chữa khi bị các con vật cắn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.