* Trả lời:
Theo Khoản 5 Điều 26 Nghị định số: 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ, quy định: Viên chức được cử biệt phái hưởng quyền lợi quy định tại Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều 36 Luật viên chức. Cụ thể như sau:
Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.
Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.
Riêng đối với phụ cấp thu hút sẽ được áp dụng theo Điều 8 Văn bản hợp nhất số: số: 27/VBHN-BGDĐT ngày 23/12/2014 của Bộ GD&ĐT. Cụ thể:
Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục (thuộc địa phương hoặc từ địa phương khác đến) được điều động đến công tác hoặc hiện đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Thời gian hưởng phụ cấp thu hút không quá 5 năm. Thời điểm tính hưởng phụ cấp thu hút của các đối tượng được xác định theo quy định tại các Điểm a, b, c Khoản 2 Điều này.
Căn cứ vào quy định nêu trên nếu bạn bị cắt phụ cấp thu hút vì lý do là giáo viên biệt phái là không đúng với quy định hiện hành. Bạn cần kiến nghị với lãnh đạo phòng GD&ĐT, Phòng Nội để quyền lợi của mình được đảm bảo chính đáng.
Tuy nhiên, theo chúng tôi trước khi kiến nghị lên cấp có thẩm quyền, bạn nên tìm hiểu lại thật kỹ và xác minh xem có đúng là mình bị cắt phụ cấp thu hút vì lý do là giáo viên hay không.