Bị bỏng nước sôi và phương pháp cấp cứu hiệu quả chỉ trong một phút ai cũng cần đến!

GD&TĐ - Trong cuộc sống thường ngày luôn có những sự cố ngoài ý muốn mà chúng ta không kịp đề phòng, ví dụ như té ngã, tai nạn, bỏng nước sôi… Vậy chẳng may bị bỏng phải làm thế nào? Dưới đây, tác giả sẽ hướng dẫn bạn một số phương pháp sơ cứu giúp bạn giảm thiểu thương tổn trong 1 phút.

Bị bỏng nước sôi và phương pháp cấp cứu hiệu quả chỉ trong một phút ai cũng cần đến!

Ngay sau khi bị bỏng nước sôi, nếu dùng phương pháp sơ cứu thích hợp, thì khả năng hồi phục sẽ rất nhanh, giảm bớt cảm giác đau đớn. Vì vậy bạn hãy nắm kỹ 5 bước sau.

1. Xả nước lạnh

Nếu khu vực vết bỏng nhỏ, bạn có thể xả vết bỏng dưới vòi nước mát hoặc trực tiếp ngâm vết bỏng trong nước mát khoảng nửa giờ, hoặc cho đến khi cảm giác đau của vết bỏng dịu đi. Do nước lạnh có thể giúp giảm nhiệt, giảm độ tổn thương trên da, từ đó làm giảm cảm giác bỏng rát, hạn chế tổn thương nặng hơn.

2. Ngâm nước lạnh

Nếu khu vực vết bỏng lớn hơn, nghiêm trọng hơn, việc xả nước cũng không thể làm dịu được cảm giác đau rát, thì bạn có thể dùng một chậu lớn hoặc bồn tắm chứa nước mát, có thả thêm ít đá lạnh để ngâm mình. Thời gian ngâm có thể kéo dài một chút, nhưng đừng để cho cơ thể của mình bị nhiễm lạnh. Một khi có cảm giác cơ thể bị nhiễm lạnh, nhất định phải giữ ấm cơ thể ngay lập tức.

3. Đắp

Chuẩn bị sẵn sàng các dụng cụ y tế sát trùng sạch sẽ như gạc, bông băng và đắp lên vết bỏng, rồi cố định lại.

4. Cắt

Rất nhiều người lớn nhìn thấy con nhỏ bị bỏng, đều vội vàng kéo quần áo bé ra, làm như vậy sẽ khiến cho vùng da bị bỏng dính vào quần áo và bị kéo rách, vừa đau vừa dễ nhiễm trùng và lâu khỏi. Do đó nên sử dụng nước lạnh để ngâm trước, sau đó dùng kéo cẩn thận cắt bỏ quần áo một cách từ từ. Bạn cũng có thể đưa bé đến bệnh viện để bác sỹ xử lý.

5. Đưa đi cấp cứu

Nếu vết bỏng cấp độ 1 có thể thông qua cấp cứu tại chỗ, bôi thuốc, giúp da nhanh chóng hồi phục. Nhưng nếu là bỏng cấp độ 2 hay 3 thì nên nhanh chóng đưa ngay đến bệnh viện để bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị. Đặc biệt là khi bị bỏng cấp độ 3, thì phải nhanh chóng đưa người bị bỏng đến cơ sở y tế, bởi vì vết bỏng lúc này rất nặng, khi xử lý không đúng cách có thể dễ dàng làm cho vết thương nhiễm trùng hoặc để lại sẹo về sau, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Không ai muốn sự cố xảy ra, nhưng bạn nhất định phải nắm được những kỹ năng sơ cứu này, bởi không ai biết trước rằng một lúc nào đấy lại cần đến. Cuộc sống hàng ngày nhất định nên cẩn trọng và có những phương án phòng ngừa đúng lúc.

Theo phunugiadinh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ