Vào thời nhà Đường ở Trung Quốc, bắt đầu từ năm 618 cho đến năm 907, phụ nữ không còn quá bó buộc vào những hủ tục phong kiến của đạo Nho. Họ có thể đến trường, tự chủ trong công việc và hôn nhân và gần như ngang bằng với nam giới.
Đó là lý do khiến trang phục phụ nữ thời kỳ này phóng khoáng hơn. Ở các gia đình quý tộc, phụ nữ có quyền được để lộ da thịt ở phần cổ, nhưng… thấp đến đâu thì còn tùy thuộc vào địa vị của họ trong xã hội. Tuy nhiên họ lại không được phép để lộ lưng và vai. Phụ nữ ở tầng lớp thấp thì kể cả lộ da thịt cũng không được phép.
Thời kỳ này, sự phân biệt giai cấp được thể hiện rất rõ, cụ thể là vải lụa, len và vải lanh gần như chỉ dành cho các tiểu thư hay giới quý tộc. Dân thường thì dùng da thú và những loại trang phục khá thô sơ khác.
Màu sắc trang phục cũng là thứ để nhận dạng cấp bậc, ví dụ như màu tím, đỏ, xanh đậm, xanh lá cây sáng màu, hay màu xanh đen… theo thứ tự là những màu đại diện cho giai cấp quan lại và vua chúa. Màu vàng là màu dành cho dân thường. Điều đó lý giải vì sao đa phần trong phim các phi tần lẫn tài nhân đều diện những bộ cánh màu sắc và khá bắt mắt.
Trước đó, các trang phục “mát mẻ” của các nhân vật trong bộ phim “Võ Mỵ Nương truyền kỳ” cũng được lấy ý tưởng từ đời nhà Đường ở Trung Quốc.
Vào giai đoạn hưng thịnh, những bộ trang phục của nhà Đường thường được kết hợp với váy, áo khoác ngoài mỏng manh.
Các mỹ nhân trong phim đều sử dụng trang phục riêng với màu sắc chủ đạo khác nhau và không hề trùng lặp ở các cảnh quay theo thời gian.
Nhiều bộ trang phục được đặt hàng riêng biệt với giá không hề rẻ. Những bộ trang phục chủ đạo được làm tỉ mỉ và vô cùng cẩn thận với họa tiết được thêu bằng tay để đảm bảo độ tinh xảo.
Tuy nhiên vì sự hở bạo trong các bộ trang phục mà nhà đài đã cắt đi rất nhiều cảnh khi phát sóng phim “Võ Mỵ Nương truyền kỳ”.
Các nhân vật trong phim "Võ Mỵ Nương truyền kỳ" được tạo hình mặc trang phục khá hở hang. |