Uống thuốc với nước là sự kết hợp mà bất cứ ai cũng làm khi phải uống thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên một số người lại chọn cách nuốt thuốc trực tiếp mà không cần nước. Dù nó có thể thuận tiện nhưng với một số loại thuốc điều này có thể gây nguy hiểm.
Ngày 16/3, anh Gong, 28 tuổi vì cảm thấy cơ thể không khỏe nên đã ra hiệu thuốc mua thuốc uống thay vì đi viện khám. Sau khi trao đổi tình trạng với người bán hàng, anh Gong đã mua viên nang tetracycline về uống. Trước khi anh rời đi, người bán đã nhắc anh phải uống thuốc với nước nếu không sẽ bị ăn mòn dạ dày.
Buổi đêm, anh Gong chợt nhớ ra việc phải uống thuốc nên vội vàng nuốt luôn mà không uống nước, sau đó tiếp tục đi ngủ. Tuy nhiên lát sau anh đột nhiên cảm thấy đau ngực và ho. Lúc này anh mới nhớ tới lời dặn của người bán, vội vàng uống nước nhưng các triệu chứng đau ngực vẫn không giảm.
Sau khi ho dữ dội, kèm theo máu, anh đã ho ra cả viên thuốc.
Sáng ngày 17/3, anh Gong lập tức chạy đến Trung tâm tiêu hóa của Bệnh viện Nghĩa Ô Phục Nguyên ở Kinh Hoa, Trung Quốc. Bác sĩ đề nghị nội soi dạ dày cho anh Gong phát hiện ra dạ dày của anh đã bị ăn mòn, tạo thành một vết loét khá lớn.
Vì sao nên uống thuốc với nhiều nước?
Nước là phương tiện vận chuyển các viên thuốc. Nhiều loại thuốc được hấp thu trong nước. Nước còn giúp đưa thuốc từ miệng đến dạ dày mà không bị kẹt lại ở bộ phận nào. Nó cũng làm giảm nguy cơ nghẹt thở bằng cách chuyển viên thuốc xuống thực quản chứ không phải khí quản.
Khi uống thuốc, chúng ta nên uống hai hoặc ba lần nước. Đôi khi, uống ít nước không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc mà còn mang lại nguy cơ mắc bệnh cho cơ thể.
Wang Zhiyong, trưởng khoa Trung tâm tiêu hóa của bệnh viện Nghĩa Fuyuan nhắc nhở một số loại thuốc gây kích thích thực quản, chẳng hạn như alendronate để điều trị loãng xương, nên được dùng với một ly nước trắng và tránh nằm xuống ít nhất 30 phút sau khi uống thuốc để tránh viêm thực quản, loét thực quản hoặc xói mòn thực quản.
Ngoài ra, nếu bạn dùng một loại thuốc như ibuprofen hoặc aspirin, thuốc viên nang nên nhớ uống nhiều nước. Khi dùng các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày, các loại thuốc làm giảm tiêu chảy và xi-rô bạn nên uống ít nước.
Ngoài ra, nếu uống thuốc mà ít nước thì các viên nén không bao có dạng như phấn có thể dính vào lưỡi, cổ họng gây đắng miệng hay thậm chí có thể bị mắc kẹt trong cổ họng bạn khi bạn đang nuốt và gây nghẹt thở.