Vào ngày 12/3, tại khoa ICU của Bệnh viện trung tâm thành phố Chu Châu (Trung Quốc) đã tiếp nhận bệnh nhân là bà Trương 60 tuổi bị bệnh sỏi, sau khi phẫu thuật, bác sĩ lấy ra 10 viên sỏi to bằng quả trứng từ dạ dày.
Khoảng 10 ngày trước, bà Trương bắt đầu bị đau bụng trên, thỉnh thoảng bị trào ngược axit, ợ hơi.
Ban đầu, bà cứ nghĩ là do bệnh dạ dày thông thường, nên đã tự mình đi mua thuốc, sau khi uống thuốc tình trạng bệnh không thuyên giảm. Cuối cùng, gia đình đã đưa bà đến bệnh viện đề điều trị.
Bác sĩ đã lấy ra chục viên sỏi trong dạ dày của bà Trương.
Tại bệnh viện, các bác sĩ đã thực hiện nội soi dạ dày và hoàn thiện các xét nghiệm đi kèm, phát hiện trong dạ dày của bà Trương có nhiều vết loét và kết sỏi.
Chụp CT phần bụng cho thấy, bà Trương bị tắc ruột non. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phát hiện, bà Trương đã xuất hiện biến chứng như thủng ruột, và các bác sĩ đã lấy ra 10 viên sỏi to như quả trứng.
May mắn thay, bà Trương đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm sau khi được điều trị.
Nguyên nhân gây bệnh là do sở thích ăn quả hồng
Sau khi hỏi về chế độ ăn uống hàng ngày của bà Trương, bác sĩ được biết, bà Trương là người rất thích ăn hồng. Mỗi năm cứ đến mùa quả hồng, chưa đầy 1 tháng, bà Trương có thể ăn đến 10kg hồng.
Đồng thời bà Trương còn đặc biệt thích ăn quả mận, vào bữa tối chỉ cần vài quả mận cũng có thể thay thế bữa ăn chính. Vậy những loại trái cây này có thể khiến dạ dày của bà Trương “kết sỏi” sao?
Bác sĩ Tằng Duy Trung, trường Khoa ICU của Bệnh viện trung tâm thành phố Chu Châu nói, thủ phạm thực sự gây nên tình trạng kết sỏi trong dạ dày của bà Trương chính là những quả hồng.
Trong thành phần của quả hồng còn có chứa chất tannin - chất chát và chất pectin. Khi ăn hồng xanh hoặc độ chín chưa tới, người ăn thường thấy có vị chát.
Thủ phạm gây sỏi dạ dày ở bà Trương là do sở thích ăn quá nhiều quả hồng.
Tannin và pectin là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột. Ăn quá nhiều, nhất là lúc đói thì các chất tannin, pectin cộng với hàm lượng chất xơ trong quả hồng tương đối cao (100g hồng có 2,5g chất xơ) sẽ kết tụ dưới tác dụng của acid dạ dày… Ăn nhiều sẽ vón lại, tạo thành khối bã ở khu vực ruột non, dễ dẫn đến tắc ruột, lâu dài sẽ hình thành cục sỏi lớn ở dạ dày.
Bác sĩ Tằng Duy Trung cũng nhấn mạnh rằng, sau khi xuất hiện sỏi ở dạ dày, nó có thể gây kích ứng và tổn thương niêm mạc dạ dày cục bộ, biểu hiện thường thấy là khó chịu ở bụng trên, đầy bụng, buồn nôn hoặc đau.
Một số bệnh nhân có các triệu chứng tương tự như viêm dạ dày mãn tính, chẳng hạn như chán ăn, khó tiêu, trướng bụng trên, đau âm ỉ, trào ngược axit, ợ nóng.
Một số bệnh nhân có thể bị loét dạ dày và thậm chí xuất huyết và thủng dạ dày. Khi môn vị (phần nối giữ tá tràng và dạ dày) bị chặn có thể dẫn đến tắc nghẽn đường tiêu hóa.
Bác sĩ Tằng Duy Trung.
Bác sĩ Tằng nhắc nhở: để ngăn ngừa sự kết sỏi dạ dày từ việc ăn quả hồng, mọi người cần chú ý không ăn quả hồng non, không ăn hồng lúc đói. Ngoài ra, ăn hồng với lượng thích hợp, tránh ăn quá nhiều hồng.
Những ai không nên ăn quả hồng?
Những người bị đường huyết: Trong quả hồng chứa 10,8% carbohydrate mà hầu hết là disaccharides và monosacarit đơn giản, nên sau khi ăn rất dễ bị hấp thụ, khiến lượng đường huyết tăng lên.
Đối với những bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là những người kém kiểm soát đường huyết là vô cùng có hại.
Những người bị bệnh tiểu đường, tốt nhất không nên ăn quả hồng.
Người có thể trạng kém: Những người bị tiêu chảy, người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh, người có chức năng dạ dày kém, viêm dạ dày mãn tính, khó tiêu… cũng không nên ăn loại quả này.
Người bị táo bón: Chất tannin (tannic acid) của trái hồng khi gặp và hợp chung với calcium, zinc, magnesium và vài khoáng chất khác, nó sẽ trở thành một hợp chất (compound) mà cơ thể ta không tiêu hóa được.
Các chất này sẽ thành chất không tan, lắng đọng bằng các hạt nhỏ li ti dễ theo phân ra ngoài. Nếu ăn nhiều hồng sẽ tăng thành phần lắng dễ thành hạt to khó thoát ra ngoài, có khả năng kết thành tảng to làm tắc nghẽn tiêu hoá.
Người bị đau dạ dày: Trong thành phần của quả hồng còn có chứa chất tannin – chất chát và chất pectin. Khi ăn hồng xanh hoặc độ chín chưa tới, người ăn thường thấy có vị chát.
Tannin và pectin là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột, càng làm nặng thêm bệnh đau dạ dày.