Bí ẩn lăng mộ khổng lồ ở Ấn Độ được tạc từ một khối đá duy nhất

Ngôi đền Hindu cổ 1.200 tuổi được tạc từ một khối đá duy nhất này sẽ khiến mọi người kinh ngạc và tin rằng có thể đây là công nghệ xây dựng của người ngoài hành tinh.

Bí ẩn lăng mộ khổng lồ ở Ấn Độ được tạc từ một khối đá duy nhất

Ở thế kỷ 21, con người đã phát hiện nhiều kiến trúc cổ xưa được xây dựng rất chính xác, tinh tế như Kim Tự Tháp (Ai Cập), Cổng Mặt Trời (Bolivia) hay quần thể hang động Long Du (Trung Quốc). Ngôi đền Kailasa (Ấn Độ) cũng là một trong số đó. Đến nay, vẫn không ai giải thích được bằng cách nào người ta có thể tạo ra kiến trúc bí ẩn ấy.

Bi an lang mo khong lo o An Do duoc tac tu mot khoi da duy nhat - Anh 1

Đền Kailasa cách thành phố Aurangabad (Maharashtra, Ấn Độ) 29 km về phía Tây Bắc. Nó là một phần trong quần thể hang động Ellora nổi tiếng, nơi tập hợp 34 ngôi đền và tu viện. Kailasa là một ví dụ đáng chú ý của kiến trúc Dravidian (kiến trúc chóp vuông với các chi tiết được chạm khắc tỉ mỉ).

Ngoài việc là nơi thờ cúng các vị thần có từ lâu đời, nó còn khiến mọi người ngỡ ngàng vì được đục đẽo từ một tảng đá nguyên khối với các họa tiết phức tạp. Điều này khiến cả thế giới đặt câu hỏi, làm cách nào mà người xưa tạo ra tuyệt tác này? Họ đã dùng công nghệ gì để xây dựng, mà đến thế kỷ 21 chúng ta vẫn không lý giải được?

Nơi thờ phụng này được xây dựng bởi Krishna I, vị vua thuộc triều đại Rashtrakuta (triều đại diễn ra vào giữa thế kỷ thứ 6 và thế kỷ thứ 10, khi hoàng gia cai trị phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ). Nơi này dùng để thờ thần Shiva của đạo Hindu – vị thần tối cao tượng trưng cho sự tái tạo và hủy diệt.

Người Ấn Độ thường gọi nó là đền Kailash. Kailash là một núi thiêng ở Tây Tạng, nơi được xem là thánh địa của rất nhiều tôn giáo. Theo người Hindu, thần Shiva đã sống trên đỉnh ngọn núi ấy.

Bi an lang mo khong lo o An Do duoc tac tu mot khoi da duy nhat - Anh 3

Nơi thờ thần thánh này ước tính được xây dựng vào khoảng giữa năm 757 - 783 TCN. Theo ghi chép thì kỹ thuật dùng để xây dựng nơi này được gọi là “khắc từ đá tảng”. Tuy nhiên, người ta vẫn không tài nào hiểu được làm cách nào mà người xưa tách đá tảng ra khỏi núi đá 30 m để làm các cột trụ với vài công cụ thô sơ.

Ước tính đã có 400.000 tấn đá được hất ra để tạo nên nơi thờ phụng này. Các nhà khảo cổ học và sử học cho rằng cấu trúc nguyên khối này được xây dựng trong khoảng 20 năm. Họ đặt ra giả thuyết, các công nhân đã làm việc liên tục 12 giờ một ngày, kể cả mưa bão hay lễ hội. Vậy thì, để xây dựng được nơi này, mỗi ngày họ phải tách 60 tấn đá, mỗi giờ là 5 tấn. Với tất cả công nghệ trong thời đại này, chúng ta vẫn không thể làm được điều đó. Ai đã làm điều này và làm như thế nào? Đó vẫn là câu hỏi không lời đáp.

Một điều lạ lùng là năm 1682, vua Aurangzeb – một tín đồ Hồi giáo sùng đạo đã cho hàng ngàn người phá hủy kiến trúc lịch sử này. Nhưng, có vẻ đây là nhiệm vụ bất khả thi vì suốt 3 năm, các công nhân không thể làm gì được ngôi đền ngoài việc phá hủy vài bức tượng. Cuối cùng, vua Aurangzeb phải từ bỏ. Người Hindu tin rằng đây là sức mạnh của các thần linh.

Bi an lang mo khong lo o An Do duoc tac tu mot khoi da duy nhat - Anh 4

Bằng cách quan sát các vết đục trên bức tường đá, các nhà khảo cổ đi đến kết luận có ba loại dụng cụ khác nhau đã được sử dụng để chạm khắc kiệt tác thế kỷ này, đó có thể là đục, búa và các vật sắc nhọn. Họ cũng cho rằng ngôi đền được tạc theo chiều dọc từ trên xuống, vì nó được xây dựng để có thể nhìn thấy từ trên cao như trong sơ đồ trên.

Bi an lang mo khong lo o An Do duoc tac tu mot khoi da duy nhat - Anh 5

Nhìn từ bên ngoài ngôi đền Hindu cổ 1.200 tuổi được tạc từ một khối đá duy nhất này, chúng ta sẽ thấy một kiến trúc hình chữ U. Hai bên khu đền chính là dãy cột cao 30 m, trên đó khắc hình của rất nhiều vị thần. Trước chính điện là tượng con bò Nandi, nó chính là vật cưỡi của thần Shiva, nên trước các điện thờ vị thần này luôn có tượng của nó.

Bi an lang mo khong lo o An Do duoc tac tu mot khoi da duy nhat - Anh 6

Trong khuôn viên của nơi thờ phụng này có rất nhiều tượng voi. Nhiều người hài hước cho rằng, nhìn từ trên cao Kailasa giống như được một đàn voi bảo vệ.

Bi an lang mo khong lo o An Do duoc tac tu mot khoi da duy nhat - Anh 7

Bên trong kiến trúc này là các cột trụ, cửa sổ, các gian phòng. Ở trung tâm chánh điện có một linga bằng đá khổng lồ. Các vị thần được chạm khắc bên trái lối vào được cho là tín đồ của thần Shiva. Trong khi đó, các vị thần ở bên phải là tín đồ của thần Vishnu – vị thần bảo vệ, đây cũng là một trong 3 vị thần tối tượng của Ấn Độ giáo bên cạnh Shiva và Brahman. Bên cạnh thần Shiva là 2 cột trụ lớn và những tác phẩm điêu khắc miêu tả những câu chuyện liên quan đến vị thần này. Tất cả các chi tiết đều rất tinh tế.

Trong thời đại của chúng ta, khi công nghệ rất phát triển thì thật khó để mường tượng ra chuyện hơn 10 thế kỷ trước, con người có thể tạo tác một kiến trúc tuyệt vời như thế này từ đá cứng với vài công cụ thô sơ. Và còn khó tưởng tượng hơn, khi có nhiều thiết bị tiên tiến, chúng ta vẫn không thể làm được như họ.

Theo PNNews

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học – THCS xã Đăk Ui thăm nom, tặng quà cho cựu chiến binh A Danh. Ảnh: NTCC

Chung tay xoa dịu những nỗi đau

GD&TĐ - Chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỷ nhưng vẫn còn những bà mẹ, thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ… cần được giúp đỡ, hỗ trợ.

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...