Bí ẩn khó lý giải của ‘cái chết của 9 người’ cách đây 5 thập kỷ

Cái chết cực kỳ khó hiểu của 9 nhà khoa học Nga năm 1959 trên vùng núi tuyết Ural, mà người ta gọi là ‘Sự cố đèo Dyatlov’, hiện vẫn là ‘bí ẩn của lịch sử’ trong hơn 5 thập kỷ qua.

Bí ẩn khó lý giải của ‘cái chết của 9 người’ cách đây 5 thập kỷ

Chuyến khám phá định mệnh

 Năm 1959, một nhóm 10 nhà khoa học làm việc tại Viện Bách khoa Ural, nay là Đại học Kỹ thuật quốc gia Ural (Nga), lên ý tưởng thực hiện một cuộc thử nghiệm về tác động của độ cao và thời tiết khắc nghiệt đối với cơ thể người.

Họ bằng cách tổ chức leo lên ngọn núi Kholat Syakhl (dân địa phương gọi là ‘Ngọn núi tử thần") có độ cao 1.895m, nằm về phía bắc của dãy Ural.

Ngày 23/1/1959, dưới sự dẫn dắt của kỹ sư trẻ Igor Dyatlov, 7 sinh viên cùng 2 kỹ sư trẻ bắt đầu chuyến khám phá định mệnh mà không hề biết rằng ‘tương lai chết chóc" đang chờ họ ở phía trước.

Sau vài tiếng đồng hồ chuẩn bị, Dyatlov cùng những cộng sự của mình lên xe lửa hướng về dãy Ural. Để đến địa điểm của cuộc tập dượt chuẩn bị cho chặng đường thám hiểm vùng cực bắc, họ rời xe lửa, đến ‘Ngọn núi tử thần" bằng ô tô.

Người kỹ sư trẻ, trưởng nhóm, Igor Dyatlov

Người kỹ sư trẻ, trưởng nhóm, Igor Dyatlov

Đến ngày 27/1, một thành viên trong nhóm tên Yuri Yudin bị bệnh nên buộc phải quay về lại thành phố Sverdlovsk. Yury Yudin không bao giờ biết được đó là ngày định mệnh, ngày cứu rỗi phần đời còn lại của mình.

Ngày 31/1, nhóm thám hiểm đến dưới chân ngọn Kholat Syakhl để chuẩn bị cho cuộc chinh phục ngọn núi này. Tại đây, họ chặt cây làm một kho dự trữ thực phẩm và dụng cụ để sử dụng khi quay trở lại.

Nhóm thám hiểm vẫn giữ liên lạc thường xuyên với Viện Bách khoa Ural.

Yury Yudin (giữa) đang tạm biệt các bạn để trở về vì bị ốm khi chuyến đi mới bắt đầu. Trưởng đoàn, Igor Dyatlov (ngoài cùng bên trái) đang nhìn theo.

Yury Yudin (giữa) đang tạm biệt các bạn để trở về vì bị ốm khi chuyến đi mới bắt đầu. Trưởng đoàn, Igor Dyatlov (ngoài cùng bên trái) đang nhìn theo.

Sáng ngày 1/2, nhóm thám hiểm bắt đầu thực hiện việc leo núi. Theo kế hoạch, cả nhóm sẽ cố leo đến một ngọn núi ở độ cao 565m ngay trong ngày và cắm trại qua đêm tại đây.

Tuy nhiên, do gặp bão tuyết nên họ bị mất phương hướng và đi lạc đến một đèo nằm ở phía bên kia sườn của ngọn Kholat. Và khi biết bị nhầm, nhóm trưởng Dyatlov ra lệnh cho cả nhóm hạ trại qua đêm tại đây.

Theo dự kiến, nhóm thám hiểm chỉ mất có 3 ngày để leo lên đỉnh ngọn Kholat, sau khi thực hiện một số thử nghiệm, họ sẽ xuống núi về lại thị trấn Vizhai. Tại đây, Dyatlov sẽ có nhiệm vụ tin cho Viện Bách khoa Ural biết tình hình.

Nhưng mãi đến ngày 15/2 vẫn không thấy Dyatlov liên lạc nên Viện Bách khoa Ural quyết định cử một nhóm cứu hộ đến nơi để xem xét tình hình.

Đến ngày 20/2 thì cả cảnh sát và quân đội cũng được huy động tham gia vào việc tìm kiếm.

Những điều kỳ lạ trong cái chết của 9 nhà khoa học

Sau gần một tuần tìm kiếm trong thời tiết lạnh giá, khắc nghiệt, đến ngày 26/2, những người cứu hộ đã đến được địa điểm hạ trại của nhóm thám hiểm.

Tại đây, bí ẩn dần trở thành nỗi kinh hoàng khi đội cứu hộ phát hiện những xác chết nằm ở vị trí khác nhau: 5 thi thể đông cứng ở căn lều rách nát, 4 thi thể khác được tìm thấy ở khoảng cách khá xa.

Tất cả họ đều mang trên mình thương tích bí ẩn như: Người bị vỡ đầu, người bị mất lưỡi, người bị vùi lấp trong tuyết trắng, người thì chỉ mặc bồ đồ lót.

Khu lều rách nát của nhóm leo núi

Khu lều rách nát của nhóm leo núi

Ngoài ra, đội tìm kiếm còn phát hiện một chiếc lều bị hư hỏng nặng và rất nhiều dấu chân. Theo họ, những dấu chân trên là vết tích của hơn 9 mạng người chạy tán loạn, tỏa ra từ chiếc lều bị phá nát từ bên trong.

Những vết cắt, xé từ vải lều cho thấy những người bên trong đã vô cùng hoảng loạn.

Một xác chết được tìm thấy trong tuyết lạnh. Nỗi sợ hãi hiện hữu rõ trên gương mặt họ.

Một xác chết được tìm thấy trong tuyết lạnh. Nỗi sợ hãi hiện hữu rõ trên gương mặt họ.

Sau khi tiến hành giám định pháp y, 3 trong 9 nạn nhân đều bị một lực rất lớn, tương đương trọng lượng của một chiếc xe tải, va đập vào. Một trong số họ còn bị đứt cả lưỡi.

Riêng cái chết của người trưởng nhóm, Igor Dyatlov, rất khủng khiếp. Anh chết trong tư thế nằm sấp, nhoài người như cố lết thêm về phía trước.

Một tay anh còn cố nắm cành thông, tay kia được để sau đầu như cố đỡ những nhát đánh chí mạng.

Đến tháng 8/1969, các cuộc điều tra của cảnh sát đã dẫn chứng những điểm sau:

- Có tất cả 6 thành viên của nhóm thám hiểm chết do thân nhiệt giảm đột ngột, 3 thành viên còn lại chết do bị chấn thương nặng.

- Không tìm thấy bất cứ chứng cứ nào chứng minh có người lạ xuất hiện tại hiện trường hay khu vực xung quanh.

Một xác chết bị vùi trong tuyết lạnh.

Một xác chết bị vùi trong tuyết lạnh.

- Tất cả lều của nhóm thám hiểm đều bị phá hỏng.

- Tất cả các nạn nhân đều chết sau bữa ăn tối từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ.

- Dấu vết để lại tại hiện trường cho thấy tất cả 9 nạn nhân đều bỏ chạy ra khỏi lều và sau đó lần lượt tử vong tại nhiều địa điểm khác nhau.

- Chấn thương gây ra cho 3 nạn nhân được tìm thấy là do một lực rất mạnh gây ra.

- Áo quần của các nạn nhân đều bị nhiễm phóng xạ.

Mặc dù còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp, cuộc điều tra đã khép lại và hồ sơ vụ này được gửi đến cơ quan lưu trữ bí mật.

Bí ẩn vùi sâu trong tuyết lạnh hơn 5 thập kỷ

Sau nhiều thập kỷ, hơn 100 cuộc nghiên cứu của hàng ngàn đơn vị, tổ chức lớn nhỏ khác nhau, thì nguyên nhân cái chết của 9 nhà khoa học Nga tại dãy núi Ural vẫn vùi sâu trong bí ẩn.

Những nạn nhân sau khi chết, dù được phát hiện trước hay sau, dù khi sống có màu da, tóc khác nhau nhưng sau khi chết da họ cùng có màu cam bất thường, tóc chuyển sang màu xám tro.

Giả thuyết đầu tiên được đưa ra là các nạn nhân đã bị giết hại bởi thổ dân người Mansi vốn sinh sống từ lâu trên dãy Ural khi những người thám hiểm vô tình xâm phạm vào lãnh địa của thổ dân.

Bức ảnh gia đình người Mansi

Bức ảnh gia đình người Mansi

Tuy nhiên, giả thuyết này sau đó bị bác bỏ vì không tìm thấy bất cứ dấu vết chứng minh thổ dân Mansi đã có mặt tại hiện trường.

Dưới cái nhìn của khoa học hiện đại, bí ẩn đó vẫn chưa có lời giải nào thuyết phục hơn các giả thuyết: Bị người tuyết xé xác, người ngoài hành tinh tấn công, bị những dã nhân tàn sát…

Nhà báo Anatoly Guschin, một trong những người đầu tiên nghiên cứu hồ sơ gốc, vẫn quả quyết rằng một số trang và cả một phong bì được đề cập đến trong hồ sơ đã biến mất một cách bí ẩn.

Năm 1999, ông xuất bản cuốn sách mang tên ‘Giá của những bí mật quốc gia là 9 mạng người", đặt ra giả thuyết liên quan đến các cuộc thử nghiệm vũ khí quân sự bí mật và sự che giấu của chính phủ.

Lev Ivanov, trưởng ban điều tra vụ việc này ban đầu, bổ sung sự kiện vào giả thuyết này khi ông được yêu cầu chôn vùi vụ việc, dù Ivanov vẫn tiếp tục tin rằng đĩa bay UFO và người ngoài hành tinh đứng sau toàn bộ vụ việc.

Liệu có phải người ngoài hành tinh hay thế lực nào đó đã gây nên cái chết thảm khốc cho 9 nhà khoa học? Hình ảnh cắt từ phim ‘Mật mã Dyatlov

Liệu có phải người ngoài hành tinh hay thế lực nào đó đã gây nên cái chết thảm khốc cho 9 nhà khoa học? Hình ảnh cắt từ phim ‘Mật mã Dyatlov"

‘Sự cố đèo Dyatlov" trở thành một bí ẩn khó lý giải nhất và cũng từng được quan tâm nhất trong nhiều thập kỷ qua.

Igor Dyatlov, đứng đầu nhóm khám phá, mãi mãi gắn liền với sự kiện thảm khốc bị vùi lấp bởi màn bí ẩn, trở thành nỗi ám ảnh của nền khoa học hiện đại.

Những gì xảy ra vào cái đêm năm 1959 có thể không bao giờ được biết đến nhưng Dyatlov và các bạn đồng hành của anh chắc chắn không hề bị lãng quên.

Địa điểm mà nhóm đã dựng trại lần cuối trước khi họ qua đời được chính thức đặt tên là ‘Đèo Dyatlov", lấy tên của người trưởng nhóm Igor Dyatlov.

Theo ttvn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.