Bí ẩn hiện tượng “trăng quầng trời hạn“

Trăng "quầng" xảy ra khi thời tiết rất khô, ít hơi nước, trên tầng cao của khí quyển chỉ có mật độ thấp các hạt băng.

Bí ẩn hiện tượng “trăng quầng trời hạn“
Hỏi: Dân gian có câu "trăng quầng trời hạn". Dưới góc độ vật lý "quầng" nghĩa là gì, tại sao trăng "quầng" thì thời tiết lại oi bức, không mưa? - Nguyễn Văn Hà (Hà Nội).
Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Hội Thiên văn học trẻ Hà Nội: Trăng "quầng" là hiện tượng xảy ra khi thời tiết rất khô, ít hơi nước, trên tầng cao của khí quyển chỉ có mật độ thấp các hạt băng.
Ánh sáng từ Mặt Trăng (vốn do Mặt Trời chiếu sáng) khi đi vào khí quyển xuyên qua các tinh thể có dạng lục giác này bị khúc xạ, gây nên hiện tượng giống như khi đi qua một chiếc thấu kính phân kỳ, tạo thành một vòng sáng trắng có bán kính khoảng 220 quanh Mặt Trăng.
Vì vậy, khi nhìn thấy vòng "hào quang" này, cha ông ta thường dự đoán trời sẽ oi, khô ráo, ít hơi nước, ít mây (oi bức, khô, không mưa). Quầng càng rõ tức là trời càng oi.
Theo kienthuc.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chuyên gia đào tạo chia sẻ với học sinh Trường THCS Thành Công.

Cha mẹ hạnh phúc, con thành công

GD&TĐ - Chuyên đề Cha mẹ hạnh phúc, con thành công với góc nhìn mới, tầm quan trọng của "tam giác vàng" gia đình - trẻ em - thầy cô với sự phát triển của trẻ.