Bí ẩn "con tàu ma" lênh đênh trên biển hơn 3 thập kỷ không ai dám đến gần

Bí ẩn về con tàu ma Baychimo (Thụy Sĩ) gặp nạn trên biển sau đó nhiều lần xuất hiện rồi lại biến mất hoàn toàn cho đến nay vẫn khiến giới khoa học không thể tìm ra lời giải.

Baychimo mất tích vào một ngày tháng 10/1931, và lần cuối cùng người ta thấy nó vào năm 1969. Câu chuyện về con tàu ma Baychimo cho đến nay vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất trong lịch sử hàng hải thế giới.

Tàu ma SS Baychimo hay còn được gọi là SS Angermanelfven được đóng năm 1914 tại Thụy Sĩ. Con tàu khổng lồ bọc thép 1.332 tấn và chạy bằng hơi nước Baychimo có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa từ Hamburg đến Thụy Điển và ngược lại.

Con tàu Baychimo vẫn là một bí ẩn trong lịch sử hàng hải. Ảnh tư liệu.
Con tàu Baychimo vẫn là một bí ẩn trong lịch sử hàng hải. Ảnh tư liệu.

Sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Baychimo được giao cho Anh. Kể từ đó, con tàu được cả thế giới biết đến sau 9 cuộc hành trình vượt biển thành công ở vùng biển Tây Bắc khắc nghiệt của Canada. Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi trong lần Baychimo ra khơi lần thứ 10 khi thực hiện chuyến hải hành đến Vancouver.

Đó là ngày 1/10/1931, con tàu huyền thoại Baychimo bị mắc kẹt trong lớp băng dày gần thành phố Barrow, Alaska sau khi một cơn bão tuyết ập tới. Khi con tàu gặp nạn, một nửa thành viên thủy thủ đoàn được trực thăng cứu hộ an toàn. Thuyền trưởng John Cornwell và 14 thành viên khác từ chối quay trở về và quyết định bám trụ để cố gắng cứu lấy con tàu.

Hai ngày sau, đoàn thủy thủ quay lại vị trí tàu bị kẹt và sửng sốt khi thấy con tàu tự phá băng và đang trôi bất định trên biển. Thế nhưng đến ngày 8/10, con tàu lại gặp núi băng và tiếp tục bị kẹt trong đó một lần nữa.

Thế nhưng, những nỗ lực giải cứu cũng chỉ gắng gượng được thêm vài ngày bởi không lâu sau đó, một trận bão tuyết kinh hoàng ập đến. Rạng sáng ngày 25/10, Baychimo biến mất trên biển.

Sau ngày biến mất định mệnh đó, các nhà thám hiểm và khách du lịch vẫn thường xuyên nhìn thấy con tàu trôi dạt ở nhiều nơi khác nhau trên biển. Nhiều người cho biết họ cố gắng tiếp cận nhưng mỗi khi lại gần con tàu lại gặp những biến cố bất chợt trên biển và con tàu lại "bốc hơi" như chưa từng xuất hiện.

Vào tháng 3/1962, người ta nhìn thấy Baychimo trôi dạt ở vùng biển Beaufort. Đến năm 1969, sau 38 năm lênh đênh trôi dạt vô định, tàu Baychimo được nhìn thấy lần cuối cùng ở khu vực giữa Point Barrow và Cape Icy thuộc vùng biển Chukchi. Từ đó đến nay, con tàu biến mất hoàn toàn.

Nhiều người cho rằng các cơn bão, sông băng cùng những hiện tượng siêu nhiên bí ẩn tại vùng Tam giác quỷ Bermuda là nguyên nhân gây ra vụ mất tích của thủy thủ đoàn và con tàu Baychimo. Cho đến nay, lời lý giải thỏa đáng mang tên con tàu Baychimo vẫn còn bỏ ngỏ.

Tương tự, tại vùng Tam giác quỷ Bermuda, con tàu Carroll A. Deering cũng đã biến mất bí ẩn và nó được nhìn thấy lần cuối cùng vào ngày 28/1/1921.

Câu chuyện bắt đầu trên chuyến hành trình từ thành phố cảng Rio de Janeiro, Brazil trở về bến cảng Norfolk, Virginia, Mỹ. Thuyền trưởng của tàu là William H. Merritt đột nhiên ngã bệnh, ông được đưa lên bờ chữa trị cùng con trai, cũng là thuyền phó khi ấy. Họ thuê thuyền trưởng và thuyền phó mới là W.B. Wormell, C.B. McLellan cùng thủy thủ đoàn tiếp tục chuyến hành trình. Tuy nhiên, trong lúc say rượu, viên thuyền trưởng đã mâu thuẫn với thủy thủ đoàn, gây nên những mâu thuẫn nội bộ.

Tàu Carroll A. Deering đã không về cảng Norfolk như dự kiến mà được tìm thấy khi đang lênh đênh trong tình trạng không người lái ở Mũi Cape Hatteras, phía bắc bang Carolina, Mỹ. Khi xem xét con tàu, người ta phát hiện tàu không có bất kỳ thuyền viên nào, không đồ dùng cá nhân và hai xuồng cứu sinh cũng biến mất.

Họ cho rằng, có thể tàu đã bị cướp biển, những kẻ buôn lậu rượu hoành hành, bị mắc bão hoặc đã có cuộc nổi loạn trên tàu và các thuyền viên đã bỏ tàu mà đi. Cho đến nay, người ta vẫn chưa lý giải thỏa đáng về sự mất tích của nó. Từ đó, Carroll A. Deering trở thành một trong những bí mật hàng hải tốn nhiều công sức tìm hiểu nhất lịch sử.

Theo doanhnghiepvn.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.