Bí ẩn bộ não người 2.600 năm tuổi vẫn nguyên vẹn không phân hủy

Bí ẩn bộ não người 2.600 năm tuổi vẫn nguyên vẹn không phân hủy

Các nhà khoa học đã tìm ra lý do vì sao bộ não người 2.600 năm tuổi phát hiện vào năm 2008 vẫn nguyên vẹn không hề bị phân hủy theo thời gian.

Bộ não người đặc biệt từng được phát hiện ở khu vực Heslington, Anh trong cơ thể đã bị phân hủy. Trong khi hầu hết các bộ phận trên cơ thể người bị phân hủy nhưng xương vẫn còn và đặc biệt vùng não nhỏ còn nguyên vẹn.

Mới đây, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy một số yếu tố khác nhau có thể đóng vai trò trong cách bảo quản bộ não, gồm protein não và cách chôn cất.

Tiến sĩ Axel Petzold từ Viện Thần kinh học UCL Queen Square cho biết: "Nguyên nhân của cái chết hoặc cách chôn cất đã giúp bảo tồn lâu dài của bộ não".

Theo phương pháp xác định niên đại carbon, người đàn ông đã qua đời trong khoảng từ năm 673 đến 482 trước Công Nguyên.

Các nhà khoa học cho biết bộ não có xu hướng phân hủy nhanh chóng sau khi chết trong quá trình tự phân hủy nhanh chóng khi enzyme phá vỡ mô. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng các enzyme này phải bị ngừng hoạt động trong vòng ba tháng sau cái chết của người này.

Nguyên nhân cái chết được dự đoán là do bị treo cổ hoặc bị đánh vào đầu, cổ và sau đó bị chặt đầu.

Theo infonet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều học sinh thường xuyên uể oải và mất tập trung trong lớp vì thiếu ngủ.

Lớp học về giấc ngủ

GD&TĐ - Tại Trường Trung học Mansfield (Mỹ), lớp học về giấc ngủ đang thu hút sự quan tâm của học sinh, phụ huynh và giới chuyên môn.

Trẻ Trường Mầm non Thành Phố (Quận 3) tham gia tiết mục đồng diễn thể dục tại ngày hội phát triển Giáo dục mầm non chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: MA

Học lịch sử trên sân trường

GD&TĐ - Những ngày tháng 4/2025 trở nên sôi động khi học sinh từ mầm non đến THPT tại TPHCM có khoảng thời gian quý giá để cảm nhận về lịch sử dân tộc.

TS.BS Huỳnh Công Nhật Nam trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu.

Dự đoán biểu hiện gen của ung thư

GD&TĐ - Số lượng bệnh nhân ung thư ngày càng gia tăng, đặt ra những thách thức trong việc quản lý bệnh một cách hiệu quả, chính xác, chi phí phù hợp.