Berlin thừa nhận thất bại của tình báo về xung đột Ukraine

GD&TĐ - Phó Thủ tướng Robert Habeck cho biết điệp viên Đức đã không dự đoán được thời điểm bắt đầu cũng như diễn biến của chiến dịch này.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck.

Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck nói với nhà báo Stephan Lamby trong một cuộc phỏng vấn được công bố ngày 24/8 rằng không giống như các cơ quan an ninh phương Tây khác, Cơ quan Tình báo Đối ngoại Đức (BND) đã nhiều lần đánh giá sai một cách nghiêm trọng những diễn biến trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.

Ông Habeck cho biết, các điệp viên Đức lần đầu tiên không đánh giá chính xác rủi ro của một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp nổ ra giữa 2 nước láng giềng ngay trước khi Nga bắt đầu hoạt động quân sự vào tháng 2/2022.

Ông nói thêm rằng các cơ quan tình báo của Mỹ và Anh đã cảnh báo “rất mạnh mẽ” về mối đe dọa xung đột tiềm tàng vào thời điểm đó.

Nhà báo Lamby cho biết ông đã thực hiện cuộc phỏng vấn trên ngày 23/6.

Tháng 4, phó Thủ tướng nói với ông rằng BND cũng đã đánh giá sai lầm nghiêm trọng ngay sau khi bắt đầu xung đột khi khẳng định rằng “trong 48 giờ nữa, ông Putin sẽ kiểm soát toàn bộ Ukraine”.

Điều này đã không xảy ra và Berlin chỉ quyết định hỗ trợ quân sự cho Kiev 2 ngày sau khi xung đột nổ ra.

BND đã nhiều lần phải đối mặt với cáo buộc thiếu năng lực trong bối cảnh xung đột đang diễn ra giữa Moscow và Kiev.

Tháng 2/2022, truyền thông Đức đưa tin BND không biết gì về nguy cơ xung đột Ukraine đến mức lãnh đạo cơ quan này là Bruno Kahl, đã tới Kiev ngay trước khi Moscow bắt đầu hoạt động quân sự.

Ông Bruno Kahl đã không sơ tán kịp thời cùng với các nhà ngoại giao và đặc vụ tình báo Đức khác, khiến BND phải cử một đội đặc vụ đến đón ông chủ của họ. Cuối cùng, ông Kahl được đưa đến Ba Lan trong một đoàn xe khi xung đột đã lên đến đỉnh điểm.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.