BepiColombo ghi lại hình ảnh đầu tiên về sao Thuỷ

GD&TĐ - Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết, tàu vũ trụ BepiColombo của châu Âu - Nhật Bản đã gửi lại những hình ảnh đầu tiên về sao Thủy - hành tinh gần Mặt trời nhất.

Hình ảnh về sao Thuỷ do BepiColombo ghi lại.
Hình ảnh về sao Thuỷ do BepiColombo ghi lại.

Những hình ảnh này được ghi lại sau gần ba năm tàu sứ mệnh không người lái được phóng lên tên lửa Ariane 5. Trong một tuyên bố, ESA cho biết, các camera gắn với

BepiColombo đã cung cấp hình ảnh đen trắng. Tuy nhiên, khi tàu vũ trụ đến vùng tối của sao Thuỷ, việc chụp ảnh ở khoảng cách gần nhất với hành tinh đã trở nên khó khăn, do một số điều kiện “không lý tưởng”. Với độ cao 199 km (124 dặm), khoảng cách gần nhất để BepiColombo chụp ảnh là từ khoảng 1.000 km.

Khu vực được chụp trong ảnh là một phần bán cầu Bắc của sao Thủy. Trong đó, bao gồm các miệng núi lửa rộng và một khu vực ngập trong dung nham hàng tỉ năm trước.

Elsa Montagnon - Giám đốc điều hành tàu vũ trụ của sứ mệnh chia sẻ: “Chuyến bay thật hoàn hảo từ góc nhìn của tàu vũ trụ. Thật khó tin khi cuối cùng cũng nhìn thấy hành tinh mục tiêu của chúng ta”.

ESA cho biết, sứ mệnh BepiColombo sẽ nghiên cứu tất cả các khía cạnh bên trong hành tinh bí ẩn này, từ lõi đến các quá trình bề mặt, từ trường và ngoại quyển. Nhờ đó, giúp hiểu rõ hơn về nguồn gốc và sự tiến hóa của một hành tinh gần với ngôi sao mẹ của nó.

Sao Thủy cũng là hành tinh đá duy nhất quay quanh Mặt trời. Từ trường được tạo ra bởi một lõi chất lỏng, nhưng với kích thước của sao Thủy, hành tinh đáng lẽ phải lạnh và rắn như sao Hỏa.

Sự bất thường này có thể là do một số đặc điểm trong thành phần của lõi sao Thuỷ. Do đó, các thiết bị của BepiColombo sẽ đo lường thành phần đó với độ chính xác cao hơn nhiều so với mức có thể hiện nay.

Nhiệt độ trên bề mặt sao Thủy có sự chênh lệch lớn, nóng khoảng 430 độ C vào ban ngày. Trong khi đó, ban đêm lạnh với nhiệt độ xuống -180 độ C. Một ngày trên sao Thủy bằng gần 3 tháng ở Trái đất.

Các nhiệm vụ trước đó đã phát hiện bằng chứng về băng ở những chỗ lõm sâu nhất của miệng núi lửa vùng cực của sao Thủy. Các nhà khoa học suy đoán, hiện tượng này có thể do sao Chổi đâm vào bề mặt sao Thủy.

BepiColombo sẽ tạo bay quanh sao Thủy khoảng 5 lần nữa. Nhiệm vụ của tàu vũ trụ sẽ kéo dài khoảng 5 năm nữa. BepiColombo là sứ mệnh chung của ESA và Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA), được khởi động vào năm 2018, trị giá 750 triệu USD.

Đến nay, tàu BepiColombo đã thực hiện thành công 4 chuyến bay ngang qua 3 hành tinh khác nhau. Lần đầu tiên là bay qua Trái đất vào tháng 4/2020, 2 lần tiếp theo bay qua sao Kim vào tháng 10/2020 và tháng 8 năm nay. Lần gần đây nhất là sao Thủy vào ngày 1/10 vừa qua.

Theo Phys

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.