Sao Thủy giống Mặt trăng

GD&TĐ - Mặt trăng và sao Thủy có nhiều điểm chung nhau. Chúng có kích thước tương đương nhau, bị mất khí quyển, có sự khác biệt nhiệt độ lớn trên bề mặt. 

Một trong số hang động trên sao Thủy.
Một trong số hang động trên sao Thủy.

Trên cả hai thiên thể đều có trầm tích băng giá trong các hang động địa cực, nơi ánh sáng Mặt trời không chiếu tới. Hiện giờ các nhà khoa học phát hiện ra rằng Mặt trăng và sao Thủy có thể chứa trữ lượng nước nhiều hơn giả định trước đây.

Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những vỉa nước đá nằm dưới mặt đất trong các hang động sao Thủy, nơi không có ánh sáng Mặt trời.

Các nhà khoa học đã quan sát sơ bộ 15.000 hang động có chiều dài từ 2,5 - 15 km từ Mặt trăng và sao Thủy. Những hang động gần cực Bắc sao Thủy và cực Nam Mặt trăng thậm chí nông hơn 10% so với các hang động ở trên các vĩ tuyến thấp hơn.

“Chúng tôi phát hiện ra rằng các hang động nông thường xuất hiện tại các khu vực từng có băng bề mặt, gần cực Nam Mặt trăng. Chúng tôi cho rằng nền hang nông là do dưới đó có các lớp băng đá bị vùi lấp” – nhà khoa học Lior Rubanenko ở ĐH California (Mỹ) cho biết như vậy.

Điều đáng chú ý là các nhà thiên văn học không phát hiện các hang động nông ở gần cực Bắc Mặt trăng, nơi không có nước đóng băng.

Các nhà khoa học đã thực hiện quan sát thông qua tàu quỹ đạo trinh sát Mặt trăng LRO của NASA - con tàu nghiên cứu hang động và các vỉa băng đá trên bề mặt Mặt trăng. Còn trên sao Thủy, tàu MESSENGER (cũng của NASA) phát hiện vỉa nước đá trong các hang động gần 2 địa cực.

“Những vỉa nước đá trên sao Thủy dường như tươi mới hơn so với trên Mặt trăng. Có thể chúng xuất hiện trên sao Thủy trong 10 triệu năm gần đây” – bà Nacy Chabot – Giám đốc sứ mệnh MESSENGER cho biết như vậy.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ