Bệnh Whitmore bùng phát tại miền Trung sau bão lũ

GD&TĐ - Hàng chục bệnh nhân đang phải điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế do mặc phải căn bệnh Whitmore sau đợt mưa lũ vừa qua.

Bệnh nhân nhi đang được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế.
Bệnh nhân nhi đang được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Theo Bệnh viện Trung ương Huế, trong khoảng thời gian từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 11, đã có gần 30 ca nhiễm bệnh Whitmore nhập viện điều trị, số lượng bệnh nhân tăng đột biến từ trước đến nay.

Trong đó, có 50% bệnh nhân đến từ các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và 50% bệnh nhân còn lại đến từ các huyện, thị xã Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền, Hương Thủy (thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Bác sĩ CKII Hoàng Thị Lan Hương - Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, bệnh Whitmore do trực khuẩn gram âm Burkholderia Pseudomallei gây ra. Vi khuẩn được tìm thấy trong đất, nước bẩn, trong các cánh đồng lúa gạo và các vùng nước tù đọng sau đó lây lan sang người, động vật qua tiếp xúc trực tiếp với các nguồn ô nhiễm.

Vi khuẩn Whitmore từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu qua những vị trí da bị xây xước, qua các vết thương do tai nạn (tai nạn lao động, TNGT, chơi thể thao), hoặc hít phải bụi, hơi nước có nhiễm khuẩn hoặc uống nước có nhiễm khuẩn Whitmore.

“Sau khi xâm nhập, chúng gây thành các mụn mủ to hoặc nhỏ tùy theo mức độ, đôi khi là một ổ áp xe lớn. Vi khuẩn theo dòng máu đi đến khắp các cơ quan trong cơ thể, nhất là gan, lách, phổi gây nên các ổ áp xe từ nhỏ đến lớn.

Hầu hết bệnh nhân nhiễm Whitmore có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, không rõ ràng, tổn thương đa cơ quan. Nếu bệnh nhân không được phát hiện bệnh sớm và được điều trị kịp thời, bệnh sẽ diễn tiến trầm trọng, dẫn đến sốc nhiễm khuẩn, gây suy nhiều cơ quan, tạng và tử vong”, BS Hoàng Thị Lan Hương cho biết.

Cũng theo bà Hương, trong số gần 30 ca đang điều trị tại đơn vị này có nhiều bệnh nhân nhập viện vào giai đoạn muộn của bệnh, khi đã bị nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng dẫn đến khó khăn trong việc điều trị, chi phí điều trị cao nhưng kết quả không khả quan.

Bệnh viện Trung ương Huế khuyến cáo người dân cần hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn ở vùng lũ, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng trước lũ. Sử dụng giày, dép và găng tay khi thường xuyên làm việc có tiếp xúc với đất và nước bẩn, nước lụt. Khi có vết thương hở, vết loét... cần tránh tiếp xúc với đất, nước lụt bị ô nhễm nặng.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.