Bệnh viện khẳng định chưa triệt sản

GD&TĐ - Liên quan tới việc một phụ nữ đã thực hiện triệt sản tại bệnh viện Bạch Mai nhưng vẫn có bầu, nhiều câu hỏi quan tâm tại sao triệt sản rồi vẫn có thai, đại diện bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh viện khẳng định chưa làm triệt sản, bệnh viện đã xem xét lại toàn bộ bệnh án, giấy tờ pháp lý, cách thức mổ và cách thức mổ chỉ dừng ở mổ lấy thai nên bệnh nhân có thai hoàn toàn logic về mặt khoa học.

TS. Dương Đức Hùng thông báo sự việc với báo chí chiều 7/12. Ảnh: Infornet.
TS. Dương Đức Hùng thông báo sự việc với báo chí chiều 7/12. Ảnh: Infornet.

Tại buổi họp thông tin tới báo chí chiều 7/12, liên quan tới trường hợp của bệnh nhân triệt sản rồi vẫn mang thai, TS Dương Đức Hùng – Trưởng Phòng kế hoạch tổng hợp của Bệnh viện Bạch Mai cho biết, từ ngày hôm qua đã nhiều người quan tâm tới thông tin này. Tuy nhiên, bệnh viện cần có thời gian kiểm tra thông tin và truy xuất hồ sơ bệnh án của bệnh nhân để có thông tin cụ thể, nhìn nhận vấn đề cho đúng bản chất của vấn đề.

TS Dương Đức Hùng cho biết, khi có thông tin trên, BV đã truy xuất hồ sơ bệnh án. Sau khi xem hồ sơ bệnh án và thấy rằng bệnh nhân chỉ dừng lại ở mổ lấy thai, không triệt sản.

TheoTS Hùng, bệnh nhân L.T.N S. sinh năm 1977 là sản phụ mổ từ năm 2016 mổ đẻ lần thứ 3. Sản phụ được mổ đẻ vào tháng 2/2016. Trước khi mổ cho sản phụ, BS có tư vấn với sản phụ cũng như người nhà bệnh nhân rằng sản phụ đã mổ đẻ nhiều lần rất nguy hiểm đến sức khoẻ, người bệnh nên triệt sản.

BSCKII Nguyễn Dư Dậu là bác sĩ là chuyên khoa sản, công tác tại khoa Sản bệnh viện Bạch Mai, ông đã có 34 năm kinh nghiệm. Bác sĩ Dậu là người thực hiện ca mổ đẻ cho chị S.

Về nguyên nhân tại sao bác sĩ khuyên bệnh nhân triệt sản sau đó lại không thực hiện, BS Dậu cho rằng, khi mổ lấy thai cho sản phụ do vết mổ dính nên đã không triệt sản. Quyết định này đảm bảo tính mạng, sức khoẻ cho người bệnh. Trong giấy tờ ra viện, bệnh viện cũng không ghi rõ là triệt sản cho bệnh nhân hay chưa.

Về việc tại sao khi bệnh nhân hỏi bác sĩ lại trả lời khẳng định đã triệt sản rồi, BS Dậu lí giải, mỗi năm bác sĩ thực hiện 500-600 ca nên khi bệnh nhân đột ngột gọi điện đến BS không thể nhớ có triệt sản hay không đo đó “tôi buột miệng nói đã triệt sản.”

Phiếu cam kết đồng ý triệt sản của bệnh nhân tại Khoa Sản, Bệnh viện Bạch Mai.
Phiếu cam kết đồng ý triệt sản của bệnh nhân tại Khoa Sản, Bệnh viện Bạch Mai.

Ông Dậu cho biết thêm, sau khi bệnh nhân gửi giấy tờ, ông đã đi xem lại hồ sơ bệnh án thì biết đã không triệt sản và nói với người bệnh có vấn đề gì thì đến BV để giải quyết.

Về việc bệnh nhân tố bác sĩ Dậu thách thức, bác sĩ Dậu cho biết, sở dĩ ông có thái độ không nhiệt tình như người bệnh phản ánh do bệnh nhân ra phòng khám tư của BS có thái độ thiếu thiện chí.

Trước đó, ngày 6/12, chị Lê Thị S. (1977, Hai Bà Trưng, Hà Nội) phản ánh mặc dù đã triệt sản ở Bệnh viện Bạch Mai nhưng chị vẫn có thai.

Theo đó, vào ngày 15/2/2016, chị đến khoa Sản (BV Bạch Mai) để mổ sinh. Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Dư Dậu là người thực hiện ca mổ đẻ kết hợp triệt sản cho chị. Yên tâm vì đã được triệt sản nên vợ chồng chị không lo lắng về kế hoạch. Đến khi vào ngày 30/11 vừa qua chị lại mình có thai được 8 tuần mới giật mình.

Khi liên hệ với bác sĩ Dậu, chị S. được bác sĩ khẳng định là đã triệt sản rồi. Tuy nhiên, sau khi chị S. chứng minh rằng bác sĩ chưa triệt sản cho chị thì bác sĩ Dậu đã thách thức chị rằng “nếu muốn xác nhận lại xem có đúng không thì đến bệnh viện mổ bụng ra kiểm tra”. Theo chị S. “Ông ấy còn thách thức tôi tìm được hồ sơ bệnh án. Khi tôi đến phòng khám riêng để gặp, ông ấy đuổi tôi ra ngoài” .

Theo hồ sơ bệnh án, trước khi thực hiện thủ thuật vợ chồng chị Sinh đã phải ký vào bản cam kết đồng ý thực hiện triệt sản. Trong bản cam kết, chồng chị S. ghi: “Sau khi nghe bác sĩ giải thích về bệnh tình, các nguy cơ, nguy hiểm có thể xảy ra. Tôi đề nghị bác sĩ mổ cho vợ tôi. Do vợ tôi đã 2 lần mổ và 3 người con, nên vợ chồng tôi đồng ý triệt sản”.

Trong bệnh án, phần cách mổ ghi: Rạch bỏ đường ngang trên mu qua các lớp vào ổ bụng; rạch ngang đoạn dưới tử cung lấy ra 1 trẻ; lấy rau; lau buồng tử cung; khâu cơ tử cung; lau ổ bụng; phần phụ 2 bên bình thường; lấy đủ gạc; đóng bụng 3 lớp; lấy máu đọng âm đạo sau đó ký tên bác sĩ Dậu; không thấy phần nào ghi đã triệt sản.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống Buk-M3 xuất hiện tại chiến trường Ukraine.

Vũ khí chuyên săn lùng ATACMS, Storm Shadows

GD&TĐ - Theo kênh Tvzvezda, phiên bản mô-đun của tổ hợp đánh chặn Buk-M3 ra đời chuyên để săn lùng vũ khí phương Tây, trong đó có tên lửa ATACMS, Storm Shadows.
Vì sao Nga đang chiếm ưu thế ở Ukraine?

Vì sao Nga đang chiếm ưu thế ở Ukraine?

GD&TĐ - Những thành công mà quân đội Nga giành được là nhờ ba yếu tố, xuất phát từ cả những điểm mạnh của Nga và những yếu tố liên quan đến hạn chế của Ukraine.
Minh họa/INT

Nghĩa cử đẹp

GD&TĐ - Từ một nghĩa cử tự phát, đến nay, việc vận chuyển nước sinh hoạt miễn phí cho người dân vùng hạn mặn đã thành phong trào ở các tỉnh phía Nam.