Viêm đại tràng gây nhiều khó khăn cho sinh hoạt và công việc
Biểu hiện đầu tiên của bệnh viêm đại tràng thường gặp: đau quặn, mót rặn, phân nhầy mũi, đau quặn từng cơn khắp bụng, nhất là dưới rốn. Cơn đau có thể nặng hay nhẹ, thưa hay dày tùy vào mức độ viêm, cơn đau kèm theo cảm giác muốn đi ngoài mà không đi được.
Bệnh khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính do nhiễm khuẩn các vi khuẩn hay các ký sinh vật qua ăn uống nhưng không được phát hiện sớm dẫn đến vết loét thêm nặng hoặc tự điều trị không đúng cách dẫn đến nhờn thuốc, kháng thuốc.
Người mắc bệnh đại tràng thường cảm thấy mệt mỏi, ăn ngủ kém, chán ăn, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt, đi ngoài phân có máu. Nếu bệnh nặng, cơ thể có thể sốt, gầy sút hốc hác, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc.
Một khi đã mắc bệnh người bệnh phải kiêng khem rất khổ sở, chỉ cần ăn thức ăn không hợp về sinh là bệnh tái phát trở lại trầm trọng hơn.
Nếu người bệnh không điều trị sớm sẽ làm lớp niêm mạc đại tràng ngày càng tổn thương, lâu dần biến chứng thành mạn tính, ác tính và nhiều căn bệnh khác nguy hiểm, khó điều trị.
Viêm đại tràng có thể biến chứng thành ung thư đại tràng.
Đối với viêm đại tràng mạn tính lâu năm, trên biểu mô niêm mạc đại tràng xuất hiện những tổn thương sâu và rộng, khó chữa lành nên có nguy cơ biến chứng thành các căn bệnh nguy hiểm như: giãn đại tràng cấp tính (2-6%), thủng đại tràng (2,8%), chảy máu nặng (1-5%) và ung thư đại trực tràng – một trong năm loại ung thư nguy hiểm nhất ở Việt Nam (Theo giáo sư Nguyễn Xuân Huyên – "Bách khoa thư bệnh học" – 2008). Ở Việt Nam, ung thư đại tràng là một trong ba loại ung thư hàng đầu thuộc hệ tiêu hóa.
Khi bị ung thư, bệnh nhân có các triệu chứng: đau quặn, mót rặn, đại tiện phân nhầy máu mũi, giai đoạn muộn sẽ làm người bệnh gầy sút cân, thiếu máu, thậm chí một số khối u quá lớn sẽ gây biến chứng tắc ruột. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư đại tràng là dạng ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên Thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày, với 639.000 ca mỗi năm. [i]
Làm thế nào để chữa trị bệnh viêm đại tràng tận gốc
Khi có những triệu chứng của bệnh viêm đại tràng nên đi khám, nội soi dạ dày, đại tràng để được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời. Người bệnh tuyệt đối không nên tự chuẩn đoán và tự tìm thuốc uống vì bệnh viêm đại tràng không điều trị đúng cách sẽ càng nặng hơn, dễ kích ứng và khó chữa trị.
Đối với các bệnh nhẹ, thông thường các bác sỹ sẽ kê đơn thuốc và theo dõi để điều trị được triệt để. Nếu bệnh nặng hơn và để diễn biến lâu ngày có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ đại tràng. Tuy nhiên, việc cắt bỏ sẽ ảnh hưởng đến chức năng ruột, bài tiết và tâm lý người bệnh nên tốt nhất cần điều trị càng sớm càng tốt.
Ngoài điều trị bằng thuốc, người mắc bệnh đại tràng còn cần tuân thủ chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế các thức ăn khó tiêu, giảm các chất kích thích, không nên ăn chất xơ dạng không tan như cellulose để không ảnh hưởng đến thành ruột, giảm tối đa lượng chất béo, không ăn đồ cay, thức ăn ôi thiu hay nhiễm khuẩn…