Bệnh nhi co giật do biến chứng Covid-19

GD&TĐ - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cho biết, vừa tiếp nhận hai bệnh nhi nhập viện trong tình trạng có dấu hiệu bất thường sau 20 ngày khỏi Covid-19.

Sau điều trị tích cực, sức khoẻ hai bé đã ổn định. Ảnh: BVCC.
Sau điều trị tích cực, sức khoẻ hai bé đã ổn định. Ảnh: BVCC.

Cụ thể, bé K - 5 tháng tuổi, xuất hiện cơn co giật nhẹ, tay chân co quắp. Ngày nhập viện, bé xuất hiện cơn co giật nhiều hơn, mỗi cơn khoảng 1 - 2 phút. Trong cơn co giật, trẻ co quắp chân tay. Trong khi đó, bé H - 6 tháng tuổi, xuất hiện triệu chứng thở nhanh, khóc lặng, chậm tăng cân trong 1 tháng nay.

Cả hai bé được thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Kết quả cho thấy, hai bệnh nhi có dị tật tim bẩm sinh còn ống động mạch, viêm phổi. Tuy nhiên, tình trạng bé K nặng hơn vì viêm não, màng não do biến chứng hậu Covid-19.

Ngay sau đó, các bác sĩ Khoa Nhi đã hội chẩn cùng Khoa Tim mạch bệnh viện và chuyên gia tim mạch Bệnh viện E. Nhờ đó, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Sau khi điều trị các bệnh lý cấp tính ổn định, các bé sẽ được can thiệp điều trị bệnh lý tim bẩm sinh.

Bác sĩ Trần Thị Cườm - Phó Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cho biết: “Hiện tại, sau điều trị tích cực, sức khoẻ hai bé đã ổn định. Hậu Covid-19, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám tổng quát để kịp thời phát hiện những bất thường của cơ thể.

Đặc biệt, nên kiểm tra sức khoẻ cho trẻ sau sinh. Với các bệnh lý bẩm sinh về tim mạch, cần phát hiện sớm để kịp thời can thiệp, tránh các nguy cơ gây nguy hiểm cho trẻ”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.