Bệnh hoang tưởng về tình yêu: Không phát hiện kịp thời có thể thành kẻ sát nhân

Bệnh hoang tưởng về tình yêu: Không phát hiện kịp thời có thể thành kẻ sát nhân

Không được hồi đáp lại tình cảm nhưng vẫn nghĩ người ấy thích mình, rất có thể bạn đã bị mắc hội chứng tâm lý tình cảm nghiêm trọng mang tên Erotomania.  Một ngày đẹp trời bạn nhìn thấy người ấy lạnh lùng bước qua, nhưng oái oăm thay, bạn không nghĩ như vậy, bạn tự vẽ ra một thế giới hoang đường có người ấy và bạn. Bạn đã mắc hội chứng hoang tưởng về tình yêu cực kỳ nghiêm trọng.

Quay về lịch sử y khoa, thuật ngữ ero- tomania lần đầu được bác sĩ tâm thần người Pháp Gaetan Gatian de Clérambault sử dụng vào năm 1921, bởi vậy nên nó còn tên gọi khác là hội chứng De Clérambault.

Hội chứng Erotomania hoặc hội chứng Clerambault, là một tình trạng mà người bị bệnh có ảo tưởng rằng có một người nào đó yêu mình tha thiết.

Bệnh nhân có niềm tin mãnh liệt vào việc người kia dù không hề có bất kỳ bằng chứng nào chứng minh cho tình yêu của người đó. Họ tự ngụy tạo mọi lý do để hợp thức hóa tình cảm giả dựng kia và hoàn toàn đặt niềm tin vào tình yêu đó.

Hiện các nhà khoa học vẫn chưa xác nhận nguyên nhân chính thức của hội chứng hoang tưởng tình yêu này ngoài vấn đề tâm lý. Theo đó, người bị Erotomania thường xuyên ngộ nhận những người có địa vị xã hội, kinh tế, chính trị cao đang si mê họ đến mất lý trí.

Tình yêu khiến họ trở nên phấn khích hơn và ngày càng chìm đắm đến mức phát bệnh với các dấu hiệu cơ bản như: Cuồng yêu, liên tục nói về "người ấy", liên tục gửi thư, email hoặc quà tặng cho người yêu trong tưởng tượng, nhắn tin hoặc gọi "người ấy" giả tạo, điên loạn mất kiểm soát thậm chí có hành vi quấy rối người khác nơi công cộng, đôi khi bị cơ quan chức năng khiển trách hoặc bắt giữ,...

Erotomania là tình trạng sức khỏe tâm thần có sự liên kết với các tình trạng sức khỏe tâm thần khác liên quan đến ảo tưởng hoặc hành vi hưng cảm.

Theo Medical News Today, người bệnh sống với niềm tin được một người hoàn mỹ yêu thương, dù thực tế không phải vậy. Hội chứng hoang tưởng người khác yêu mình có thể xảy ra trong thời gian dài hoặc chỉ trong những giai đoạn ngắn, được gọi là "phá vỡ tâm thần".

Phá vỡ tâm thần là một triệu chứng phổ biến của các tình trạng sức khỏe tâm thần, có thể xảy ra trong các rối loạn như tâm thần phân liệt, rối loạn hoang tưởng và rối loạn lưỡng cực. Có một vài quan điểm đồng thuận rằng hội chứng này bắt nguồn từ ám ảnh thiếu tình cảm từ thời ấu thơ.

Việc thiếu tình cảm trong thời kỳ ấu thơ là một trong các điểm ảnh hưởng nhiều nhất đến phát triển tâm lý gây nên căn bệnh, ảnh hưởng đến sự phát triển về tâm lý và tâm thần của người bệnh. Nhà nhân chủng học, tiến sĩ Helen Fisher cho biết, hình ảnh chụp não của 18 bệnh nhân hội chứng hoang tưởng người khác yêu mình đã cho thấy sự hưng phấn khác thường.

Tình yêu thật sự sẽ kích hoạt sự hưng phấn của não bộ, nhưng nếu tình yêu đó không được đáp trả thì nó sẽ biến thành nỗi ám ảnh và dẫn tới chứng bệnh nguy hiểm này.

Năm 1980, bệnh nhân đầu tiên được xác minh là một người phụ nữ. Theo đó, cô ta tin rằng có nhiều người đàn ông khác nhau (ở những thời điểm khác nhau) đang yêu và theo đuổi mình một cách mãnh liệt.

Năm 1995, Robert Dewey Hoskins theo đuổi ca sĩ nổi tiếng Madonna và anh tin rằng cô đã được định sẵn là vợ anh. Anh ta trèo tường vào nhà Madonna nhiều lần, đe dọa cô trước khi bị tòa xét xử và bị tống giam 10 năm.

Robert Dewey Hoskins, 54 tuổi, bị kết án 10 năm tù sau khi bị bắt vì leo qua tường nhà Madonna ở Hollywood Hills và đe dọa cắt cổ diva này nếu cô không làm vợ ông ta năm 1996.

Erotomania có thể khiến bệnh nhân thể hiện hành vi hung hăng và gây nguy hiểm. Trong nhiều trường hợp, những hành động này có thể khiến người bệnh bị bắt vì tội rình rập hoặc quấy rối.

Tồi tệ hơn, hội chứng hoang tưởng người khác yêu mình có thể khiến một người phát cuồng và sẵn sàng giết chết người họ yêu, sau đó tự sát.

Erotomania có thể chỉ kéo dài trong vài ngày, nhưng thường bệnh sẽ tiếp diễn và trầm trọng hơn trong nhiều năm nếu không được phát hiện kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Theo Scitechdaily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ