Bệnh đậu mùa khỉ không gây đại dịch như Covid-19

GD&TĐ - Các chuyên gia Y tế trên thế giới cho rằng rất ít khả năng virus gây bệnh đậu mùa khỉ gây ra đại dịch trên toàn thế giới như virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19, song khuyến nghị cần theo dõi virus này.

Bệnh đậu mùa khỉ không gây đại dịch như Covid-19

Trong một cuộc họp giao ban trực tuyến ngày 26/5, bà Maria Van Kerhove, nhà dịch tễ học cao cấp của WHO, cho biết hiện đậu mùa khỉ đã lan ra hơn 20 quốc gia trước đây không lưu hành dịch bệnh và dự kiến con số này sẽ còn tăng thêm.

"Chúng tôi chờ đợi sẽ có nhiều ca hơn. Chúng tôi đang yêu cầu các quốc gia tăng cường giám sát" - hãng tin Reuters dẫn lời bà Kerhove.

Bệnh đậu mùa khỉ không gây đại dịch như Covid-19 ảnh 1

Đậu mùa khỉ là một loại bệnh do virus truyền từ động vật sang người, tương tự như bệnh thủy đậu hoặc đậu mùa.

Bệnh được gọi là đậu mùa khỉ do lần đầu tiên được phát hiện trên khỉ (macaques), một loại khỉ trong một phòng thí nghiệm ở Đan Mạch vào năm 1958. Khoảng 12 năm sau (năm 1970), những trường hợp đầu tiên trên người được phát hiện ở CHDC Congo ở Tây Phi.

Các tổn thương trên da một người mắc bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: REUTER.

Các tổn thương trên da một người mắc bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: REUTER.

Các nhà khoa học cho rằng không chỉ do tiếp xúc với khỉ, căn bệnh này còn có thể lây sang người thông qua tiếp xúc gần với chuột hoặc các loài gặm nhấm khác ở khu vực phía Nam sa mạc Sahara.

Kể từ đó, căn bệnh này đã lan sang các nước khác nhưng nhìn chung đã được kiểm soát ở khu vực Tây Phi (là bệnh đặc hữu). Tuy nhiên, trong vài tuần qua, số ca mắc đậu mùa khỉ đã xuất hiện ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Bệnh đậu mùa khỉ không gây đại dịch như Covid-19 ảnh 3

Nhìn chung, bệnh đậu mùa khỉ dễ nhận biết nhất thông qua những thay đổi trên da. Biểu hiện điển hình của bệnh đậu mùa khỉ là nổi phát ban, thường bắt đầu trên mặt rồi sau đó lan sang tay chân và các bộ phận khác của cơ thể.

Bệnh trải qua các giai đoạn khác nhau và cuối cùng đóng vảy sau khi giai đoạn ủ bệnh của virus kết thúc.

Các mẫu bệnh phẩm đậu mùa khỉ. Ảnh: REUTERS.

Các mẫu bệnh phẩm đậu mùa khỉ. Ảnh: REUTERS.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh như nhức đầu, sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ bắp và kiệt sức. Các chuyên gia y tế cho rằng bệnh có xu hướng ít nghiêm trọng hơn bệnh đậu mùa.

Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ thường nhẹ và khỏi trong 2-4 tuần mà không cần điều trị nhưng đôi khi có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn với người có hệ miễn dịch kém.

Tiến sĩ Maria Van Kerkhove, nhà nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm thuộc WHO nêu rõ: "Lây nhiễm đậu mùa khỉ thực sự xảy ra từ việc tiếp xúc gần với cơ thể, da chạm da. Điều này hoàn toàn khác sự lây lan của Covid-19".

Tiến sĩ Boghuma Kabisen Titanji, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và virus tại Đại học Emory ở Atlanta nhận định: "Thời kỳ ủ bệnh từ lúc nhiễm tới lúc xuất hiện triệu chứng là từ 5 đến 21 ngày, đây là một khoảng thời gian dài". 

Tiến sĩ Jennifer McQuiston thuộc Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết những người có nguy cơ lây nhiễm nhất là người tiếp xúc cá nhân gần với người mắc bệnh, như nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân. 

"Trong nhiều năm chúng ta đã thấy rằng cách tốt nhất đối phó với căn bệnh này là cách ly người bệnh để tránh lây lan cho các thành viên gia đình, và chủ động liên hệ với những người đã có tiếp xúc với người bệnh để họ có thể theo dõi nếu xuất hiện các biểu hiện mắc bệnh" Tiến sĩ Jennifer McQuiston nói.

Bệnh đậu mùa khỉ không gây đại dịch như Covid-19 ảnh 5

Ngày 23/5, WHO tuyên bố không có bằng chứng nào cho thấy virus đậu mùa khỉ đã biến đổi, đồng thời nhấn mạnh căn bệnh truyền nhiễm đặc hữu ở Tây và Trung Phi này không có xu hướng đột biến.

WHO cũng cho rằng chưa cần tiêm đại trà vắc xin để ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ khi các biện pháp, trong đó có vệ sinh tốt và tình dục an toàn, vẫn có thể khống chế được sự lây lan của dịch bệnh.

Tuy nhiên, để ứng phó với căn bệnh hiếm gặp này, nhiều nước đã chủ động đề ra các giải pháp ngăn chặn.

Hình ảnh phóng đại một phần mô da, được lấy từ vết thương trên da của một con khỉ bị nhiễm virus đậu mùa khỉ. Ảnh: REUTERS.

Hình ảnh phóng đại một phần mô da, được lấy từ vết thương trên da của một con khỉ bị nhiễm virus đậu mùa khỉ. Ảnh: REUTERS.

Ngày 24/5, giới chức y tế Lào đang theo dõi khách du lịch để phát hiện sớm các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ. Theo đó, nhân viên y tế sẽ kiểm tra thân nhiệt của du khách và hỏi lịch sử đi lại của họ. Những người từng đến các khu vực nguy cơ cao sẽ không được nhập cảnh Lào.

Tại Campuchia, ngày 23/5, Bộ Y tế Campuchia khuyến nghị người dân thực hiện biện pháp phòng ngừa; khuyến khích các bệnh viện và trung tâm y tế theo dõi chặt chẽ và báo cáo về bất kỳ trường hợp nào nghi ngờ có triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ; tăng cường hệ thống giám sát đối với hành khách tới Campuchia có biểu hiện mắc bệnh như sốt và nổi ban ngứa.

Một số nước như CH. Czech, Slovenia, UAE… đã có biện pháp quản lý ca mắc/nghi mắc và theo dõi người tiếp xúc gần.

Bỉ là quốc gia đầu tiên yêu cầu cách ly người mắc đậu mùa khỉ. Ảnh: AFP/GETTY.

Bỉ là quốc gia đầu tiên yêu cầu cách ly người mắc đậu mùa khỉ. Ảnh: AFP/GETTY.

Ông Richard Pebody, chuyên gia dẫn đầu đội ngũ đối phó dịch bệnh nguy cơ cao của WHO châu Âu, cũng cho biết hiện nguồn cung vắc xin và thuốc kháng virus cấp thời đang vô cùng giới hạn, theo Reuters hôm 24/5.

Nhận xét trên của chuyên gia WHO được đưa ra vào thời điểm Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết đang trong quá trình cung cấp một số liều vắc xin Jynneos cho công tác chủng ngừa đậu mùa khỉ.

Chính phủ Đức hôm 23/5 cũng cho biết đang cân nhắc các phương án tiêm vắc xin, trong khi Anh đã tiêm ngừa cho một số nhân viên y tế.

Cơ quan y tế quốc gia Pháp ngày 24/5 đã đề xuất khởi động một chiến dịch tiêm chủng nhằm đối phó với dịch đậu mùa khỉ. Chính phủ Đức thông báo đang đánh giá các phương án tiêm chủng, còn ở Anh, một số nhân viên y tế  đã được tiêm chủng.

Trong khi đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết đang trong tiến trình cung cấp các liều vắc xin Jynneos để ngăn ngừa đậu mùa khỉ.

Bệnh đậu mùa khỉ không gây đại dịch như Covid-19 ảnh 8

Tại Việt Nam, trước diễn biến phức tạp trên thế giới của dịch bệnh đậu mùa khỉ liên tiếp trong những ngày qua, Bộ Y tế đã có những văn bản đề nghị các địa phương tăng cường giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam ngay từ cửa khẩu và tại các cơ sở y tế, kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống, hạn chế tối đa số mắc và tử vong.

Cùng với yêu cầu các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp đi về từ 12 quốc gia lưu hành ca bệnh đậu mùa khỉ, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng chống bệnh căn bệnh đang diễn biến phức tạp trên thế giới

Bệnh đậu mùa khỉ không gây đại dịch như Covid-19 ảnh 9

Đồng thời, Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương tổ chức truyền thông, nâng cao nhận thức cho người dân về tình hình bệnh đậu mùa khỉ và các biện pháp phòng chống tạm thời. 

Bệnh đậu mùa khỉ không gây đại dịch như Covid-19 ảnh 10

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng chống tạm thời bệnh đậu mùa khỉ:

Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh đậu mùa, tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.

Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường.

Che miệng khi ho, hắt hơi.

Người có các triệu chứng của trường hợp nghi ngờ, cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời.

Người có các triệu chứng của trường hợp nghi ngờ cần chủ động tự cách ly và tránh quan hệ tình dục; người xác định mắc bệnh phải được cách ly y tế đến khi điều trị khỏi bệnh.

Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ cần tránh tiếp xúc với động vật có vú bị bệnh như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng (chết hoặc sống) có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ, không nên ăn hoặc tiếp xúc với động vật hoang dã, không ăn thịt động vật chưa nấu chín kỹ hoặc ăn các sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ