Bệnh cúm mùa có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Hiện nay, tình hình bệnh cúm mùa tại Hà Nội đang có xu hướng gia tăng. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội chỉ đạo tăng cường giám sát và phòng, chống bệnh cúm mùa.

Bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khám cho bệnh nhân mắc cúm A nặng ở Hà Nội. Ảnh: BV.
Bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khám cho bệnh nhân mắc cúm A nặng ở Hà Nội. Ảnh: BV.

Gần đây, số lượng người mắc cúm A tăng lên sớm hơn, thậm chí tạo thành các ổ dịch, chuỗi lây truyền. Đáng nói, một số trường hợp diễn biến nặng, nguy kịch. Chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân nên chủ động tiêm vắc xin phòng cúm A sớm nhằm giảm bớt mức độ nặng của bệnh.

Theo thống kê của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khoảng 2 tuần gần đây, số lượng bệnh nhân cúm A tới khám tại bệnh viện tăng cao với tổng cộng gần 100 trường hợp. Trong số này, bệnh viện đã ghi nhận các trường hợp diễn biến nặng. Nhiều trường hợp xuất hiện tình trạng viêm phổi và đang phải theo dõi điều trị.

Ngày 20/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội có công văn gửi trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã về việc tăng cường giám sát, phòng chống bệnh cúm mùa.

Hiện nay, tình hình bệnh cúm mùa tại Hà Nội đang có xu hướng gia tăng.

Theo ghi nhận của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, số ca mắc cúm mùa trong tháng 6 tăng so với tháng 5, đồng thời ghi nhận gia tăng các trường hợp đi khám và chẩn đoán mắc cùm mùa tại một số bệnh viện như Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và một số bệnh viện khác trên địa bàn Hà Nội.

Đáng lưu ý, đã ghi nhận các trường hợp mắc bệnh nặng có viêm phổi nặng, suy hô hấp.

Để chủ động kiểm soát và phòng ngừa bệnh cúm mùa, CDC Hà Nội yêu cầu các đơn vị tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc cúm mùa tại cộng đồng và tại các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt là tại các khu vực nguy cơ cao (cơ sở nuôi dưỡng trẻ, trung tâm bảo trợ xã hội, khu thuê trọ, khu sinh sống của công nhân các khu công nghiệp...) để kịp thời phát hiện và xử lý sớm các khu vực có nhiều bệnh nhân, hạn chế thấp nhất số ca mắc và tử vong.

Rà soát, kiện toàn lại các đội đáp ứng nhanh phòng chống dịch, chuẩn bị đầy đủ cơ số trang thiết bị phòng chống dịch để sẵn sàng ứng phó với các tình huống khi dịch lây lan trên địa bàn.

Tăng cường công tác truyền thông các biện pháp phòng chống dịch bằng nhiều hình thức để người dân chủ động phòng, chống dịch bệnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Quảng bá di sản

GD&TĐ - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đã được hơn 10 năm (6/12/2012).