Bé 2 tuổi liệt nửa người, bác sĩ cảnh báo phình mạch máu não bẩm sinh ở trẻ nhỏ

GD&TĐ - Các bác sĩ Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ vừa cấp cứu thành công cho bệnh nhi 2 tuổi bị phình mạch máu não bẩm sinh có biểu hiện hay nôn ói sau ăn, liệt dần một bên ở trẻ nhỏ.

Qua 4 ngày sau khi A.N. được can thiệp bít thành công túi phình mạch máu não, bé đã cầm nắm đồ vật bằng cả 2 tay, thị lực hồi phục. Nguồn: BV.
Qua 4 ngày sau khi A.N. được can thiệp bít thành công túi phình mạch máu não, bé đã cầm nắm đồ vật bằng cả 2 tay, thị lực hồi phục. Nguồn: BV.

Bệnh nhi là bé N.P.A.N (nữ, sinh năm 2020, ngụ tại Quảng Bình) nhập viện Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ ngày 19/3 trong tình trạng mệt mỏi, yếu liệt một bên, thị lực kém.

Trước đó, bé thường xuyên bị nôn ói và sặc cháo mỗi khi ăn. Tưởng bé bị bệnh về tiêu hóa, gia đình đã đưa bé đi khám tiêu hóa ở một số bệnh viện và uống thuốc nhưng bệnh tình không thuyên giảm.

Một năm trở lại đây, bé còn liệt dần một bên người, không thể dùng tay cầm nắm và cũng không tự đi lại được, mắt bên phải nhìn kém.

Bệnh nhi được chỉ định chụp mạch máu não bằng máy MRI 3 Tesla. Kết quả cho thấy có khối túi phình hình dáng phức tạp, nằm ở vị trí động mạch thân nền, nơi có vùng não điều khiển nhiều chức năng quan trọng của cơ thể.

Ê kíp do Tiến sĩ, bác sĩ Trần Chí Cường và cộng sự đã tiến hành can thiệp vào nút tắc các túi phình, tránh cho bệnh nhi bị đột quỵ, xuất huyết não. Sau can thiệp, sức khỏe bệnh nhi cải thiện rõ rệt, không còn yếu liệt chi, thị lực trở về bình thường.

Túi phình mạch máu não khổng lồ ở vị trí hiểm hóc được bít lại, tránh cho bé gái nguy cơ bị vỡ túi phình, đột quỵ xuất huyết não. Nguồn: BV .

Túi phình mạch máu não khổng lồ ở vị trí hiểm hóc được bít lại, tránh cho bé gái nguy cơ bị vỡ túi phình, đột quỵ xuất huyết não. Nguồn: BV .

Tiến sĩ Trần Chí Cường cho biết, động mạch thân nền là nguồn cấp máu cho cầu não – nơi trung khu thần kinh điều khiển các chứng năng sống của con người như vận động tứ chi, tim mạch, hô hấp, cảm giác, nuốt, nói…

Tổn thương tắc động mạch thân nền hay vỡ phình động mạch thân nền có nguy cơ tử vong trên 90%.

Vấn đề khó nhất trong trường hợp bé A.N. là túi phình hình thoi dài hơn 30mm, kéo hết cả động mạch thân nền, không có cổ, không có cuống làm cho việc điều trị nút mạch vô cùng khó khăn.

Ca can thiệp thành công đòi hỏi các bác sĩ đã phải vận dụng mọi kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm cộng với trang thiết bị máy móc hiện đại nhất, thêm một chút may mắn và không buông xuôi ngại khó.

Theo bác sĩ cảnh báo các bậc phụ huynh nên lưu ý khi con có các dấu hiệu bất thường như: ăn thường nôn ói, yếu liệt dần một bên…, hãy nghĩ đến tình huống dị dạng mạch máu não để đi kiểm tra và tầm soát càng sớm càng tốt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.