Bé 14 tháng suy hô hấp cấp tính do uống nhầm dầu đốt nến

GD&TĐ - Tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, uống phải dung dịch chứa dầu đốt nến có 99% thành phần là Parafin , bé trai Phạm M.H (14 tháng, Hưng Yên) bị sặc dầu và ho liên tục. Bé được người nhà cấp tốc đưa vào bệnh viện trong tình trạng khó thở, tím tái, suy hô hấp nặng.

Bé 14 tháng suy hô hấp cấp tính do uống nhầm dầu đốt nến

Bé 14 tháng suy hô hấp cấp tính do uống nhầm dầu đốt nến ảnh 1Chai dầu Parafin mà bé H uống phải và bị ngộ độc

Trước đó, vào ngày 13/09, tai nạn đáng tiếc xảy đến với cháu H. Tại bệnh viện tỉnh, sau khi thăm khám, các bác sĩ đã tiến hành đặt nội khí quản và nhanh chóng chuyển cháu bé đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, cháu bé được các bác sĩ chẩn đoán viêm phổi do hít phải dầu và có dấu hiệu suy hô hấp cấp tính (ARDS).

Tiến sĩ, bác sĩ Tạ Anh Tuấn - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu (HSCC) Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Khi vào viện, do tình trạng nguy kịch, bé được chuyển thẳng đến khoa HSCC và được điều trị bằng thở máy thông thường nhưng không đáp ứng với điều trị, trẻ xuất hiện suy đa tạng: suy hô hấp cấp tính, suy tuần hoàn, và được điều trị theo phác đồ, theo dõi sát tình trạng huyết động, diễn tiến của pH, pCO2 và paO2 trong khí máu động mạch.

Sau 24h thở máy thông thường, tình trạng của cháu bé vẫn nguy kịch, huyết động không ổn định, có dấu hiệu quá tải dịch, bệnh nhi được chỉ định hỗ trợ máy thở cao tần, bơm surfactant và lọc máu liên tục và theo dõi chặt các dấu hiệu chức năng sống.

Tuy nhiên, diễn biễn sức khỏe của bé vẫn tiếp tục xấu đi nhanh chóng. Theo nhận định của các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu, lúc này nếu không kịp thời đưa ra giải pháp can thiệp mạnh hơn, nguy cơ tử vong của bệnh nhi là rất lớn.

Sau 3 ngày điều trị tích cực bằng chạy ECMO, tình trạng sức khỏe cháu H tiến triển khả quan. Bệnh nhân được cai ECMO và tiếp tục được cai máy thở. Hiện tại trẻ đã hoàn toàn hồi phục tự thở tốt, tỉnh táo hoàn toàn, dự kiến sẽ xuất viện trong vài ngày tới.

Các bác sĩ hồi sức cấp cứu khuyến cáo, hàng năm, khoa tiếp nhận hàng chục trường hợp trẻ nguy kịch do uống, hít nhầm hóa chất. Đa số các trường hợp rơi vào nhóm trẻ từ 1-3 tuổi. “Trẻ em ở độ tuổi này thường rất hiếu động và tò mò muốn khám phá mọi thứ. Chỉ một phút bất cẩn trong việc trông nom chăm sóc của người lớn cũng có thể khiến các cháu phải trả giá bằng mạng sống. Vì vậy, các bậc phụ huynh hết sức cẩn trọng để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra với trẻ nhỏ.”

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.