Bức ảnh so sánh cùng một vị trí tại hai thời điểm chụp. Vào ngày 21/9 khối cao ốc phía sau đã "biết mất" do lớp mù dày đặc (ảnh dưới). |
Trước đó trong chiều ngày 20, 21/9 trời đổ mưa lớn, vì vậy không khí buổi tối và sáng sớm trở nên mát mẻ. Tuy nhiên, ngay khi mặt trời lên cao, nhiệt độ tăng thì cảm giác bức bối xuất hiện trở lại.
Hiện tượng thời tiết cực đoan này đã lặp đi lặp lại trong 3 ngày qua tại TP.HCM.
Cụ thể, trong những ngày trời đẹp, từ các quận ngoại thành nhìn về phía trung tâm thành phố có thể thấy khá rõ các tòa nhà cao tầng, nhưng 3 này qua thì nhìn không được, vì tất cả dường như bị “chìm” trong màn sương mờ.
Theo Thạc sỹ Lê Đình Quyết (Phó phòng Dự báo – Đài KTTV Khu vực Nam Bộ), những ngày qua dải hội tụ nhiệt đới hình thành và phát triển mạnh ở Nam Trung Bộ nên đã gây mưa nhiều tại khu vực này vào chiều tối và sáng sớm, khiến nhiệt độ hạ thấp.
Nói về lớp mù, ông Quyết không loại trừ khả năng do ô nhiễm không khí kết hợp với hình thái thời tiết trên gây ra.
Về quan điểm cho rằng, không khí khu vực TP/HCM bị ảnh hưởng bởi các vụ cháy rừng từ Indonesia, ông Quyết nhận định không có cơ sở vì các trạm quan trắc không ghi nhận được khói do các đám cháy nào đưa tới.
Trong khi đó sáng 22/9, số liệu trên website giám sát chất lượng không khí AirVisual cho thấy, chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại một khu vực tại TP.HCM (Thảo Điền, Tổng Lãnh sự quán Mỹ…) đã vượt 150 – mức có hại cho sức khỏe con người.
Theo ghi nhận của PV Infonet, đây không phải là hiện tượng lần đầu xuất hiện mà liên tục lặp lại trong các năm gần đây vào thời điểm tương tự. Vì vậy các chuyên gia y tế, môi trường đã nhiều lần khuyên người dân hạn chế ra khỏi nhà, trường hợp có việc cần thiết nên chọn đeo khẩu trang phù hợp để hạn chế tác hại do ô nhiễm không khí có thể tác động.
Các chuyên gia cảnh báo đây không phải là hiện tượng sương mù, mà là ô nhiễm không khí. |
Bầu trời không có nắng nhưng không khí rất ngột ngạt, khó chịu. |
Lớp "sương mù" bao phủ cả những khu vực ngoại thành, có ít nhà cao tầng. |