“Bầu” Kiên khẳng định không chiếm đoạt tài sản, không lừa đảo

Theo "bầu" Kiên, tài sản của tôi là nhiều ngàn tỷ nếu không xảy ra vụ án này, nên tôi không có bất kỳ khó khăn về tài chính

“Bầu” Kiên khẳng định không chiếm đoạt tài sản, không lừa đảo

Ngày 26/5, Hội đồng Xét xử Tòa án Nhân dân Hà Nội do ông Nguyễn Hữu Chính làm chủ tọa tiếp tục xét hỏi các bị can và các bên có quyền lợi liên quan về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Tập đoàn Hòa Phát.

Bị can Nguyễn Đức Kiên khẳng định không chiếm đoạt tài sản, không lừa đảo. “Tôi không chiếm đoạt tiền của Hòa Phát (264 tỷ đồng), đạo đức không cho phép làm điều này. Là Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát thì anh Long (Trịnh Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát) nắm được việc cấp dưới làm”.

Trước tòa, Nguyễn Đức Kiên nói: "Gần 30 năm, tôi không có bất kỳ khoản vay cá nhân nào. Tài sản của tôi là nhiều ngàn tỷ nếu không xảy ra vụ án này, nên tôi không có bất kỳ khó khăn về tài chính.

Nếu anh Long không phải là bạn, tôi có thể xác định ngay mình là bị hại trong vụ này vì Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát đã tự động xác nhận việc chuyển nhượng khi không đủ điều kiện; Thép Hòa phát đã tự động xác nhận chuyển nhượng cổ phiếu của ACBI khi chưa chuyển tiền".

Trước đó, trong buổi xét hỏi sáng 26/5, bị cáo Nguyễn Đức Kiên trả lời trước HĐXX rằng bị cáo Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến (2 nhân viên dưới quyền) không có hành vi gian dối trong việc bán cổ phần thép Hòa Phát cho Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long.

“Tôi đã thực hiện thỏa thuận của tôi với anh Long, theo điều 74 Luật Thương mại, gồm các nội dung: Hợp đồng chuyển nhượng cổ phiếu bất động sản Hòa Phát do ACI nắm giữ cho Hòa Phát, tôi là người đem 264 tỷ đồng này làm hợp đồng hoán đổi cổ phiếu và tôi thông qua em gái tôi (Nguyễn Thúy Hường - PV) mua cổ phiếu. Tôi khẳng định tôi, anh Thanh, chị Yến không có bất kỳ hành vi gian dối nào trong việc này.

Anh Thanh, chị Yến có sai sót khi thực hiện chỉ thị của tôi. Tôi nhận mọi trách nhiệm để Hòa Phát không chịu thiệt hại nào và anh Thanh, chị Yến không phải chịu trách nhiệm” - Nguyễn Đức Kiên nói.

Trước đó, trong phiên tòa sáng 24/5, đại diện Thép Hòa Phát đã xác nhận, số tiền 264 tỷ đồng để mua 20 triệu cổ phiếu thép Hòa Phát đã được nhận lại từ cơ quan điều tra.

Cũng  trong phiên xét xử chiều 26/5, luật sư nhắc lại việc Vietinbank nhận lãi suất vượt trần, nhưng đại diện Vietinbank lần này không trả lời thẳng mà nói việc này ngoài phạm vi vụ án.

Trước đó, liên quan đến việc ACB ủy thác cho nhân viên đi gửi tiền ở Vietinbank dẫn đến việc bị Huyền Như chiếm đoạt 718 tỷ đồng, luật sư có hỏi đại diện Vietinbank rằng Vietinbank có trả lãi suất vượt trần không, thì vị đại diện trả lời "Vietinbank không bao giờ làm trái pháp luật về lãi suất vượt trần".

Tuy nhiên, Báo cáo Kiểm toán năm 2012 tại Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và 3 ngân hàng thương mại quốc doanh gồm Agribank, Vietcombank và Vietinbank, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra những sai phạm về huy động vượt trần. 

Trong đó, số lãi huy động vượt trần của Vietinbank là lớn nhất, tới 30,79 tỷ đồng, trong khi của Agribank là 10,57 tỷ đồng và Vietcombank là 25,56 tỷ đồng.

Theo VOV

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tham vọng đi vào lịch sử

GD&TĐ - Bầu cử Quốc hội ở Ấn Độ luôn là sự kiện không nơi nào trên thế giới có thể sánh được về quy mô và thời gian.