Bắt sa mạc Sahara “đẻ” ra rau xanh, nước sạch quanh năm

Sa mạc Sahara sẽ trở thành nơi trồng rau xanh và cung cấp năng lượng sạch cho con người trong tương lai.

Bắt sa mạc Sahara “đẻ” ra rau xanh, nước sạch quanh năm

Dự án rừng Sahara (SFP) sẽ đầu tư 30 triệu USD xây dựng một “trang trại” rộng hơn 10 ha trên sa mạc Sahara ở Tunisia nhằm mục đích đa dạng hóa môi trường và tạo việc làm, lương thực cũng như nước sạch cho người dân trong khu vực.

Bắt sa mạc Sahara

Phối cảnh của trang trại do SFP dự kiến xây dựng trên sa mạc Sahara.

“Chúng tôi cố gắng đạt được ba mục tiêu về tài chính, xã hội và lợi ích môi trường”, giám đốc của SFP có trụ sở tại Na Uy, ông Joakim Hauge cho biết.

Dự án sẽ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên như ánh nắng mặt trời và nước biển để tạo ra thực phẩm sạch, nước uống và năng lượng sạch.

Mặt trời sẽ giúp tạo ra năng lượng điện, trong khi nước biển  sẽ được sử dụng làm mát các nhà kính trồng rau xanh. Ngoài ra, nước biển cũng sẽ được khử muối để lấy nước ngọt. Sự kết hợp này đồng nghĩa rau và các loại cây lương thực có thể được trồng trên sa mạc Sahara quanh năm.

Bắt sa mạc Sahara

Công nhân thu hoạch lúa mì tại trang trại của SFP trên sa mạc ở Qatar.

Thực tế, SFP đã sản xuất rau xanh theo phương thức tương tự tại một cơ sở ở Qatar trong suốt một năm qua, trong khi một cơ sở khác lớn hơn đang được xây dựng tại  Jordan. Công ty của Na Uy hy vọng một ngày nào đó sẽ xây dựng được 4.000 ha “trang trại” trên sa mạc, tạo việc làm cho 6.000 người và sản xuất 170.000 tấn thực phẩm mỗi năm.

Theo Dân Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.