Bắt nóng thanh niên táo tợn cướp dây chuyền của người phụ nữ

GD&TĐ - Đang đi trên đường, người phụ nữ ở Tuyên Quang bất ngờ bị kẻ gian áp sát cướp dây chuyền rồi tẩu thoát.

Đối tượng Trường bị bắt giữ sau khi gây ra vụ cướp giật táo tợn.
Đối tượng Trường bị bắt giữ sau khi gây ra vụ cướp giật táo tợn.

Sự việc xảy ra vào sáng ngày 4/10, Công an xã Kim Quan, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) nhận được tin báo của chị Hoàng Thị B., sinh năm 1971, trú tại xã Công Đa, huyện Yên Sơn về việc chị B. bị cướp dây chuyền khi đang di chuyển trên tuyến đường Quốc lộ 2C, thuộc thôn Làng Nhà, xã Kim Quan.

Sau khi nhận được tin báo, Công an xã Kim Quan đã triển khai lực lượng xuống hiện trường, áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ và phối hợp với quần chúng nhân dân tổ chức rà soát, khoanh vùng đối tượng theo đặc điểm mà nạn nhân cung cấp.

Chỉ sau 30 phút truy vết, lực lượng Công an xã Kim Quan đã phát hiện, phối hợp với người dân chức khống chế thành công đối tượng tình nghi; đưa người cùng phương tiện về trụ sở để làm rõ vụ việc.

Tại cơ quan Công an, đối tượng khai nhận là Trần Quang Trường, sinh năm 2004, trú tại thôn Phan Lương, xã Trường Sinh, huyện Sơn Dương (Tuyên quang). Trường cũng thừa nhận toàn bộ hành vi cướp giật tài sản của chị B. trước đó.

Hiện vụ việc đang được tiếp tục điều tra làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một hoạt động giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển hòa nhập Hoa Xuyến Chi. Ảnh: Sỹ Điền

Kiến tạo tương lai cho trẻ tự kỷ

GD&TĐ - Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cần có giải pháp về giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp cho những trẻ yếu thế...

Dạy trẻ biết tự đưa ra quyết định cho bản thân để trẻ lớn lên có chính kiến. Ảnh minh họa: INT.

Trao quyền cho con

GD&TĐ - Nếu quyết định của con không có kết quả tốt, trẻ nên biết rằng tự bản thân sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả của mỗi lựa chọn.

Minh họa/INT

Vũ khí thuế quan

GD&TĐ - Tổng thống Mỹ Donald Trump kể từ khi lên nhậm chức đã sử dụng thuế quan như 'một thứ vũ khí' trong chính sách đối ngoại và phát triển kinh tế.