Bất ngờ số liệu mua khí đốt Nga của châu Âu

GD&TĐ - Sản lượng khí đốt xuất khẩu từ Nga sang các quốc gia Tây Âu, Trung Âu, Nam Âu và Đông Nam Âu đã tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 6.

Số liệu Gazprom cho thấy các nước EU đã mua khí đốt tự nhiên của Nga tăng mạnh vào tháng 6/2024.
Số liệu Gazprom cho thấy các nước EU đã mua khí đốt tự nhiên của Nga tăng mạnh vào tháng 6/2024.

Gã khổng lồ năng lượng Gazprom đã tăng cường nguồn cung cấp đường ống tới Tây Âu, Trung Âu, Nam Âu và Đông Nam Âu bất chấp các lệnh trừng phạt được kiểm soát thế nào, Reuters đưa tin.

Hãng tin Anh cho biết, ước tính xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga sang Tây Âu, Trung Âu, Nam Âu và Đông Nam Âu đã tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 6.

Gazprom đã tăng cường cung cấp khí đốt qua đường ống, đạt tổng cộng 81,8 triệu mét khối (mcm) mỗi ngày vào tháng6/2024. Tháng 6 năm ngoái, con số này chỉ ở mức 66,8 mcm.

Tính toán dựa theo dữ liệu từ tập đoàn truyền tải khí đốt châu Âu Entsog và báo cáo của Gazprom về quá trình vận chuyển khí đốt qua Ukraine.

Theo hãng tin này, lượng xuất khẩu khí đốt tự nhiên của gã khổng lồ năng lượng Nga trong tháng 6 đã giảm so với mức 89,5 triệu cm3/ngày trong tháng 5 do kế hoạch bảo trì đường ống dẫn khí TurkStream dưới biển. Tuy nhiên, con số này vẫn tăng so với mức 66,8 triệu cm3 được ghi nhận trong tháng 6 năm 2023.

Tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay, lượng khí đốt xuất khẩu của Nga tới khu vực này đã đạt tổng cộng khoảng 15,5 tỷ mét khối (bcm).

Trước khi xung đột Ukraine nổ ra, Nga đã cung cấp khoảng 155 bcm khí đốt tự nhiên cho Liên minh châu Âu, chủ yếu qua đường ống. Gazprom, từng là nhà cung cấp khí đốt chính của EU, đã giảm đáng kể lượng xuất khẩu sang khối này vào năm 2022, sau lệnh trừng phạt của phương Tây và vụ phá hoại đường ống Nord Stream.

Đường ống Nord Stream 1 chạy dưới biển Baltic và vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Nga đến EU, cùng với đường ống Nord Stream 2 mới xây dựng, đã bị vỡ do nổ dưới nước vào tháng 9 năm 2022, khiến chúng không thể hoạt động.

Để đáp trả lệnh trừng phạt của phương Tây, Nga đã chuyển hướng giao khí đốt về phía đông và tăng mạnh doanh số bán cho Trung Quốc. Năm ngoái, Bắc Kinh đã tăng lượng khí đốt nhập khẩu qua đường ống từ Nga thông qua đường ống Power of Siberia lên 22,7 bcm, gần gấp 1,5 lần so với 15,4 bcm được vận chuyển vào năm 2022.

Dẫu vậy, Gazprom vẫn tiếp tục cung cấp khí đốt để vận chuyển đến Tây và Trung Âu qua lãnh thổ Ukraine thông qua trạm bơm khí Sudzha.

EU đã giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga bằng cách thay thế bằng nhập khẩu LNG từ các quốc gia bao gồm Mỹ - nơi đã trở thành nguồn khí đốt chính cho khối này. Tuy nhiên, các quốc gia phương Tây vẫn không ngừng mua năng lượng của Nga mặc dù họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt chưa từng có đối với Moscow. Theo Bộ Năng lượng Nga, các quốc gia này vừa chuyển sang "giải pháp thay thế" để mua hàng nhập khẩu từ Nga.

Trong vòng trừng phạt mới nhất, EU đã cấm các hoạt động tái xuất LNG của Nga qua khối này. Tuy nhiên, việc giao LNG để sử dụng trong EU vẫn không bị ảnh hưởng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.