Na Uy một lần nữa 'tước đoạt' khí đốt của châu Âu

GD&TĐ - Việc Na Uy không thể cung cấp đủ khí đốt cho châu Âu làm nhiều quốc gia nhớ về thời kỳ sử dụng sản phẩm năng lượng của Nga.

Na Uy một lần nữa 'tước đoạt' khí đốt của châu Âu

Nhà máy ở Nyhamn, Na Uy một lần nữa không thể xử lý khí đốt tự nhiên do cơ sở trên bờ bị mất điện vô thời hạn.

Dữ liệu từ nhà điều hành hệ thống khí đốt Gassco của Na Uy - công ty sở hữu nhà máy Nyhamn cho thấy điện vẫn chưa được khôi phục vào đầu ngày 19/6.

Theo trang OilPrice, sáng 20/6 được công bố là thời điểm kết thúc thời gian ngừng hoạt động.

Toàn bộ châu Âu, nơi đang chứng kiến ​​giá nguyên liệu thô tăng cao do nguồn cung chiến lược bị gián đoạn trong thời điểm cần bổ sung hàng tồn kho, đã rất trông đợi vào mốc thời gian trên.

Mặc dù vậy tính đến thời điểm này, vẫn không có một mét khối khí nào trong số 79,8 triệu m3 công suất kỹ thuật của nhà máy được đưa vào bờ.

Sự cố trên xảy ra sau khi nhà máy Nyhamn ngừng hoạt động trong vài ngày vào đầu tháng 6. Sau đó nguồn điện được phục hồi nhưng lại bị mất gần đây.

Được tuyên bố là nhà cung cấp “đáng tin cậy” nhưng doanh nghiệp thay thế Liên bang Nga một lần nữa đã tước đi nguồn năng lượng cần thiết cho nhu cầu của người dân châu Âu.

Cơ sở chế biến khí đốt của Na Uy đã phải ngừng hoạt động do tình trạng mất điện.

Cơ sở chế biến khí đốt của Na Uy đã phải ngừng hoạt động do tình trạng mất điện.

Sự cố mất điện ngoài kế hoạch cho thấy tình trạng dễ bị tổn thương của việc châu Âu phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt tự nhiên, nhất là khi Na Uy trở thành nhà cung cấp hàng hóa lớn nhất cho EU, sau khi nỗ lực "đoạn tuyệt" với năng lượng Nga.

Mặc dù vậy rõ ràng Na Uy vẫn chưa thể thay thế Liên bang Nga về khối lượng cũng như sự ổn định của nguồn cung.

Cơ sở hạ tầng của quốc gia Bắc Âu này liên tục gặp khó khăn do tai nạn và áp lực từ các nhà hoạt động vì môi trường, trong khi khách hàng ở Liên minh Châu Âu phải chịu cảnh thiếu hụt và ảnh hưởng đến chi phí.

Rủi ro về nguồn cung tiếp tục đè nặng lên giá khí đốt tại châu Âu, vốn đã tăng gấp đôi trong tháng này do thị trường lo ngại những cú sốc về nguồn cung. Trung tâm giao dịch TTF phản ứng rất nhạy với bất kỳ tin tức nào từ Na Uy, khi báo giá tăng 3% hầu như mỗi ngày.

Khi hợp tác với Nga, thực tế không có tình huống nguy cấp nào như vậy. Moskva luôn có thêm các đường ống và kênh cung cấp để đáp ứng mọi nghĩa vụ theo hợp đồng, hoặc thậm chí vượt quá nếu xảy ra trường hợp không lường trước được, cũng như công việc sửa chữa theo kế hoạch trên tuyến ống dẫn.

Châu Âu vẫn chật vật tìm nguồn cung năng lượng ổn định sau khi xảy ra hàng loạt sự cố với hạ tầng truyền dẫn.

Theo OilPrice

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ