Có một sự thật là, rất nhiều món đồ vật chúng ta dùng ngày nay hóa ra đã được sáng chế ra hàng thế kỷ trước, thậm chí là cả ngàn năm trước. Vì thế, việc cho rằng những người cổ xưa chỉ sống cùng thiên nhiên hoang sơ là vô cùng sai lầm.
1. Bộ phận cơ thể giả và phẫu thuật thẩm mỹ, năm 3000 TCN
Ngón chân giả được tạo tác cực chi tiết đã có từ thời Ai Cập cổ đại.
Hóa ra những nỗ lực trong việc thay đổi ngoại hình cho đẹp hơn đã có từ thời xa xưa, và chúng thậm chí còn đạt hiệu quả tốt. Một trong số đó là chiếc ngón chân giả của người Ai Cập được chế tác rất tinh xảo và còn hiệu quả nữa.
Ở Ấn Độ cổ đại từ năm 800 TCN, người ta cũng có thể chỉnh hình dáng mũi, nhờ vào việc sử dụng lớp da từ trán hoặc má.
2. Hệ thống cống ngầm, khoảng 2600 TCN
Những nền văn minh tiên tiến thời xưa đã có khả năng xây dựng hệ thống cống ngầm vĩ đại.
Đáng ngạc nhiên là hệ thống cống ngầm sớm nhất thế giới lại thuộc về nền văn mình thung lũng Indus: tại Mohenjo-daro, người xưa đã xây dựng nhà vệ sinh công cộng và hệ thống cống của thành phố.
Cơ sở hạ tầng này cũng được sử dụng ở Babylon cổ đại, cũng như ở một vài thành phố Trung Quốc và Rome còn tồn tại một dự án kiến trúc khổng lồ có tên Cloaca Maxima (“Chiếc cống lớn nhất”).
3. Pin, khoảng năm 2500 TCN
Những bình gốm giản đơn này chính là mô phỏng của thứ được cho là chiếc pin đầu tiên của thế giới.
Chiếc pin Baghdad là tên của một cái bình bằng gốm được cho là cục pin đầu tiên của thế giới. Nó có chứa một ống bằng đồng cùng với một thanh sắt ở bên trong. Các phiên bản phục dựng lại chiếc pin trên thực tế có thể tạo được điện, dù không lớn lắm.
Có lẽ những người Babylon cổ đại đã biết đến phương pháp mạ điện nên mới dùng những cục pin đó; dù vậy, vẫn có những người nghi ngờ phản bác rằng những cái bình nó chỉ đơn giản chứa những cuộn giấy tài liệu mà thôi.
4. Súng phun lửa, khoảng năm 420 TCN
Súng phun lửa được sử dụng như vũ khí ngay từ năm 424 trước Công nguyên.
Nguyên mẫu của loại vũ khí ghê gớm này được sử dụng lần đầu tiên trong Trận chiến Delium giữa người Athen và người Boeotia vào năm 424 TCN. Trong đó, người ta đã sử dụng súng phun lửa, hay “Lửa Hy Lạp”, một chiếc ống bằng đồng được dùng để phun ra một hỗn hợp lỏng dễ cháy. Khí nén và ống bễ ở đằng sau đóng vai trò như lực đẩy phóng hỗn hợp đó đi xa.
5. Đồng hồ báo thức, khoảng 400 TCN
Trong hình là một chiếc đồng hồ báo thức chạy bằng nước có từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Nhà triết học Hy Lạp Plato đã sử dụng một chiếc đồng hồ chạy bằng nước có thể tạo ra một tín hiệu âm thanh giúp nhắc ông biết thời gian bắt đầu những bài giảng của mình. Từ đó, các đồng hồ báo thức bằng nước đã được phát triển ở La Mã cổ đại và ở Trung Đông.
Ngoài ra, những đồng hồ cơ khí có thể tự động gõ chuông vào những thời điểm nhất định trong ngày đã xuất hiện ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ 8 sau CN và đã được du nhập vào Châu Âu cho đến thế kỉ thứ 14.
6. Robot, 323 TCN
Những chiếc máy automaton tinh vi đã từng thu hút sự chú ý rất lớn ở Tây Âu thế kỷ thứ 17-18.
Những phiên bản đầu tiên của người máy hiện đại chính là những mô hình mô phỏng người phụ nữ được đặt trong một ngọn hải đăng trên hòn đảo Pharos. Vào những thời điểm nhất định, chúng sẽ xoay người và gõ những cái chuông được đặt ở đây. Buổi tối, người máy có thể tạo ra tiếng kèn lớn, cảnh báo cho những người đi biển biết về vị trí của bờ biển.
Rất lâu sau đó, vào thế kỷ thứ 17 và 18, những chiếc máy được gọi là automaton đã thu hút được sự chú ý và yêu thích ở Tây Âu. Đó là những cơ chế đồng hồ được tạo ra với dáng vẻ con người hoặc động vật và có thể thực hiện một số hoạt động đã định.
7. Cửa tự động, thế kỉ thứ 1 sau CN
Những thầy tư tế trong các ngôi đền cổ ở Hy Lạp đã lợi dụng cơ chế cửa tự động để tạo ra "phép lạ".
Cửa tự động ở các ngôi đền tại Hy Lạp cổ đại từ lâu đã được biết đến. Thời đó, chúng được vận hành bởi một phát minh tên “aeolipile”, hay động cơ Heron, một mẫu cổ nhất của động cơ hơi nước.
Một ngọn lửa được tạo ra ở ban thờ, bên dưới nó là những đường ống kín chứa nước. Hơi nước sẽ kích hoạt một hệ thống các miếng chặn kết nối với các cửa ra vào, và sẽ tự động mở cửa như “có phép lạ” – làm tăng uy tín cho các vị thầy tu ở đây.
8. Máy bán hàng tự động, thế kỷ thứ 1 sau CN
Chiếc máy "bán nước thánh" tự động được sử dụng cách chúng ta gần 2000 năm.
Vào thời đại của chúng ta, các máy bán hàng tự động có thể bán vô vàn những thứ có thể tưởng tượng ra, từ đồ chơi cho đến pizza nóng hổi vừa nướng.
Nhưng trong thời kỳ của người anh hùng Alexandria, bạn chỉ có thể mua nước thánh để rửa tay trong những ngôi đền thờ thời đó. Sau khi thả một đồng xu vào thiết bị, nó sẽ khởi động một cơ chế làm tạo ra một phần nước nhỏ cho khách viếng thăm.
9. Đồng hồ đo quãng đường, thế kỷ thứ 1 sau CN
Nhà bác học lỗi lạc Archimedes đã nghĩ ra một thiết bị có thể đo được quãng đường di chuyển của cỗ xe ngựa.
Một thiết bị để đo đạc quãng đường đi được của một phương tiện giao thông có thể đã được phát minh bởi nhà bác học Archimedes lừng danh của Syracuse.
Chiếc đồng hồ đo quãng đường đầu tiên trông giống như một hệ thống các bánh xe nhỏ được đánh số giúp người ta biết được khoảng cách đã đi được khi chiếc xe chuyển động. Độc lập với phát minh của Archimedes, một thiết bị tương tự cũng được sáng chế bởi nhà triết học kiêm học giả người Trung Quốc Trương Hành.
10. Địa chấn kế, 132 sau CN
Trương Hành, nhà phát minh nổi tiếng của Trung Quốc, sở hữu một thiết bị không những chính xác mà còn cực kì tinh xảo.
Một phát minh khác của Trương Hành chính là một máy ghi động đất (hay địa chấn kế) – thiết bị có thể phản ứng lại mỗi khi có một cơn động đất. Nó có kết cấu khá kì lạ nhưng cực kì chính xác: một quả bóng bằng đồng thiếc được phóng ra từ một trong số 8 ống kim loại có hình con rồng, và rơi xuống miệng của một trong số 8 con cóc ngồi ngay bên dưới, cho biết hướng có thể sắp xảy ra động đất.
11. Máy tính, năm 100 TCN
Chiếc máy Antukythera bí ẩn chính là máy tính đầu tiên của con người.
Cơ chế Antukythera, được coi là “chiếc máy tính cổ đại”, có khả năng ghi dấu những chuyển động của các hành tinh và dự đoán thời điểm diễn ra nhật thực và nguyệt thực. Nó cũng dùng để tính toán ngày bắt đầu Thế Vận hội Olympic, với chu kì 4 năm 1 lần.