Bắt hơn 50 con giòi từ vết thương mưng mủ của cụ bà 97 tuổi

Những con giòi được tìm thấy bò lổm ngổm trong vết thương mưng mủ trên má trái của một cụ bà 97 tuổi.

Bắt hơn 50 con giòi từ vết thương mưng mủ của cụ bà 97 tuổi
Bắt hơn 50 con giòi từ vết thương mưng mủ của cụ bà 97 tuổi ảnh 1

Cụ bà giấu tên vốn là một người nghỉ hưu đến từ Trung Quốc. Cụ đã tự mình cậy lớp vảy từ khối u ung thư da trên má trái, để lại một vết thương hở sâu hoắm trên mặt. Sau đó, ruồi có thể đã vô tình đẻ trứng vào phần vết thương hở đó rồi nở ra hàng chục con giòi.

Các bác sĩ đã loại bỏ hơn 50 con giòi từ má bà cụ
Các bác sĩ đã loại bỏ hơn 50 con giòi từ má bà cụ

Hiện tại, cụ bà đã được nhận vào điều trị ở bệnh viện Qilu thuộc Đại học Sơn Đông, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Sau khi các bác sĩ tiến hành gắp giòi, cụ bà vẫn tiếp tục được theo dõi tại bệnh viện để phòng trường hợp có thêm nhiều con côn trùng chưa được phát hiện.

“Khi bà ấy bước vào, vết thương của bà được phủ bằng gạc. Tôi đã tháo lớp gạc ra và thấy khoảng 50 đến 60 con giòi ở bên trong”, bác sĩ Liu Chao, người đứng đầu khoa phẫu thuật răng miệng và hàm mặt cho biết.

Chính bác sĩ cũng choáng váng với tình trạng của cụ bà
Chính bác sĩ cũng choáng váng với tình trạng của cụ bà

Bác sĩ Liu cho biết mình chưa bao giờ gặp trường hợp nào như thế trước đây. Tuy nhiên, anh và nhóm của mình đã làm sạch vết thương mưng mủ với những mô chết và loại bỏ hàng chục con giòi sống trên má người phụ nữ.

“Trong cuộc phẫu thuật vào ngày 7/10, chúng tôi đã tìm thấy một cái lỗ lớn bên trong mặt bà ấy. Chúng tôi đã làm sạch vết thương đó rất cẩn thận, sử dụng kính hiển vi, nhưng có khả năng là rất nhiều con giòi nhỏ vẫn còn tồn tại.

Tôi chưa bao giờ gặp trường hợp như thế này trước đây. Một số đồng nghiệp và giáo sư cũ của tôi nói rằng những trường hợp như thế này phổ biến vào những năm 50 và 60.

Nhiều bác sĩ đã cùng nhau tiến hành loại bỏ ký sinh trùng ra khỏi vết thương của cụ bà
Nhiều bác sĩ đã cùng nhau tiến hành loại bỏ ký sinh trùng ra khỏi vết thương của cụ bà

Có thể sau khi khối u vỡ ra, nó đã để lộ nhiều mô mềm bên trong, thích hợp để nuôi dưỡng ký sinh trùng. Nhưng trường hợp này cũng phải có điều kiện là một con ruồi đẻ trứng vào đúng chỗ, đúng thời điểm để cho phép ấu trùng nở vào vết thương. Sau đó vết thương phải được bao phủ lại nếu không trứng sẽ bị cuốn trôi.

Tôi tin tình trạng của bệnh nhân là do sự kết hợp của tất cả những yếu tố trên. Thêm vào đó, tuổi già và cơ thể cụ bà cũng không có khả năng đẩy lùi các ký sinh trùng”, bác sĩ Liu nói thêm.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ