Mỗi đứa trẻ sinh ra đều khác biệt. Mỗi trẻ đều có những tính cách, sở thích, thói quen riêng. Dù cha mẹ có truyền nhau hàng trăm kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhưng với mỗi trẻ vẫn cần có những cách "trị" khác nhau mà đôi khi cần có kinh nghiệm và sự kiên nhẫn mới làm được.
Và, trong những cách chăm sóc trẻ, chăm sóc giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Mỗi trẻ lại có những thói quen ngủ khác nhau: ngủ ngày, ngủ gắt, thức đêm… và mẹ nên nắm bắt các thói quen ngủ của trẻ để trị đúng cách.
1. Trẻ không thích ngủ
Nhiều trẻ có thói quen ngủ ngày thức đêm (Ảnh minh họa).
Cha mẹ nhiều khi sẽ cảm thấy thật khó tin và bất lực vì tại sao trẻ lại có thể không cần ngủ như vậy. Những đứa trẻ không thích ngủ thường chỉ gật gù 1 hay 2 tiếng nhưng sau đó lại thức dậy và hăng hái chạy nhảy hơn bao giờ hết và luôn đòi cha mẹ chơi cùng.
Cha mẹ nên làm gì?
Cha mẹ cần hiểu rằng ở độ tuổi nhỏ như vậy, trẻ thực sự cần ngủ đủ giấc, thậm chí cần ngủ nhiều hơn người lớn. Do đó khi trẻ lơ mơ hãy đặt trẻ xuống và vỗ về cho trẻ ngủ. Mẹ cũng nên nhờ ông bà giúp đỡ và chợp mắt lấy sức khi trẻ đã ngủ vì trẻ có thể thức dậy bất cứ lúc nào.
2. Trẻ hay gắt ngủ
Những đứa trẻ này thực sự rất khó chiều. Chúng mệt, cần ngủ nhưng chúng lại không muốn ngủ. Và khi cha mẹ cố gắng ru chúng ngủ bằng nào là đọc sách, kể chuyên, làm chúng cười vui và thậm chí khi chúng lơ mơ rồi thì chúng vẫn cứ cố đòi hỏi tiếp.
Trẻ quấy khóc gắt ngủ làm cha mẹ thực sự mệt mỏi (Ảnh minh họa).
Cha mẹ nên làm gì?
Hãy thật kiên nhẫn! Dù trẻ không muốn thừa nhận chúng buồn ngủ nhưng cha mẹ biết thừa rằng chúng sắp gật gù tới nơi. Cha mẹ nên giới hạn sách, truyện đọc trước giờ đi ngủ để trẻ không đòi hỏi và biết là đọc hết chúng nghĩa là đến giờ ngủ rồi.
3. Trẻ thích thám hiểm ban đêm
Khi cha mẹ đang ngủ, những trẻ như này sẽ thường thức giấc rồi đi lại trong nhà. Chúng có thể lục lọi tủ lạnh, vày vò quần áo hay nghịch đồ chơi. Đôi lúc cha mẹ có thể nghe thấy tiếng động và phát hiện trẻ đang lục lọi trong nhà lúc 2 giờ sáng hoặc có thể cha mẹ ngủ say không biết và ngạc nhiên về sự gắt gỏng của trẻ vào sáng hôm sau.
Cha mẹ nên làm gì?
Ngoài việc khóa cửa phòng của trẻ thì cha mẹ cũng không thể làm được gì nhiều hơn ngoài việc cố gắng giải thích cho trẻ rằng nghịch ngợm ban đêm là không nên và việc ngủ đủ giấc buổi tối có tác dụng tốt cho sức khỏe như thế nào.
4. Trẻ ngủ không ngon giấc
Ác mộng thường xảy ra đối với trẻ nhỏ, vì vậy trẻ thường có thể hay gặp ác mộng và thức giấc giữa đêm. Và cảm giác sợ hãi sau những cơn ác mộng sẽ khiến trẻ không dám ngủ lại.
Cha mẹ nên làm gì?
Cha mẹ hãy tránh cho trẻ xem hay đọc cho trẻ những cuốn sách hay video có hình ảnh hơi đáng sợ, và hãy cố giải thích cho trẻ hiểu rằng ác mộng không hề có thật. Dạy trẻ những cách để tự lấy bình tĩnh như hít thở sâu hay tưởng tượng ra những điều vui vẻ, khuyến khích trẻ tự bình tâm và ngủ tiếp thay vì quay khóc làm cả nhà thức giấc.
5. Trẻ quen hơi mẹ
Những đứa trẻ như thế này thường thích rúc hay gần gũi cơ thể mẹ khi ngủ. Nếu ngủ với chúng, đảm bảo giữa đêm thức giấc, các bà mẹ sẽ phát hiện ra chúng cuốn hết chăn trên giường cho xem.
Cha mẹ nên làm gì?
Cha mẹ nên loại bỏ thói quen này của trẻ càng sớm càng tốt. Hãy tập cho trẻ thói quen ngủ riêng từ sớm. Cha mẹ cũng có thể đưa cho trẻ vài con thú bông và những chiếc chăn xinh xắn ấm áp theo ý thích của trẻ để trẻ có cảm giác ấm áp và được bao bọc.
Đưa cho trẻ 1 người bạn như thế này để trẻ cảm thấy ấm áp và an toàn (Ảnh minh họa).
6. Trẻ không ngủ khi lạ giường
Những đứa trẻ này quen với chiếc giường của mình và chỉ ngủ ngon khi được ngủ ở giường quen thuộc. Tuy nhiên, ví dụ cha mẹ đưa trẻ đi thăm ông bà và cho trẻ ngủ tại đây, trẻ nhất định không ngủ ngoan.
Cha mẹ nên làm gì?
Cha mẹ nên cố gắng dần dần cho trẻ làm quen những chỗ ngủ khác nhau từ sớm, cho trẻ tập quen với môi trường xung quanh.
Cha mẹ cũng nên mang theo những tấm đệm mỏng, chăn mỏng hay đồ chơi trẻ hay dùng khi ngủ theo khi có ý định cho trẻ ngủ ở nơi khác không phải nhà mình.
Những chiếc máy tạo tiếng động cũng là cách hay để làm xao nhãng những âm thanh lạ lẫm mà trẻ không quen ở những nơi mới