Bắt 8 người mua tài khoản ngân hàng rồi bán ra nước ngoài

GD&TĐ - Sau khi mua thông tin ngân hàng, 8 người ở huyện Anh Sơn (Nghệ An) bán ra nước ngoài, tiếp tay cho hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Phạm Ngọc Đạt tại cơ quan công an. (Ảnh: CANA)
Phạm Ngọc Đạt tại cơ quan công an. (Ảnh: CANA)

Ngày 14/10, thông tin từ Phòng Cảnh sát Hình sự Công an Nghệ An, đơn vị vừa phá chuyên án mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bắt giữ 8 thanh niên.

Những người bị bắt gồm: Phạm Ngọc Đạt (SN 2002), Ngô Đức Ý (SN 1987), Nguyễn Trọng Đức (SN 1995), Lê Văn Cường (SN 1990), Hoàng Khắc Trung (SN 2002); Nguyễn Văn Công, Nguyễn Văn Lập và Nguyễn Văn Lý (cùng SN 2004), tất cả đều trú tại huyện Anh Sơn, Nghệ An.

Nhóm người mua bán trái phép thông tin ngân hàng. (Ảnh: CANA)

Nhóm người mua bán trái phép thông tin ngân hàng. (Ảnh: CANA)

Theo hồ sơ, năm 2020, Phạm Ngọc Đạt qua làm việc tại Campuchia. Tại đây, Đạt quen một số người có nhu cầu mua lại tài khoản ngân hàng với giá cao.

Mặc dù biết những người này hoạt động phạm tội nhưng vì hám lợi Đạt vẫn tiếp tay cho chúng.

Sau khi trở về nước, Đạt tuyển thêm 7 người khác làm việc cho mình.

Để nạn nhân tin tưởng, nhóm này nói mua tài khoản ngân hàng để chạy quảng cáo trên mạng xã hội. Mỗi tài khoản được mua với giá 1,5 triệu đồng.

Khi bị hại bán thông tin, Đạt sẽ liên hệ với nhóm người ở nước ngoài và bán lại với giá 4 triệu đồng/tài khoản.

Quá trình điều tra, công an xác định nhóm này đã mua thông tin 23 tài khoản, thu lợi bất chính hơn 55 triệu đồng.

Điều đáng nói, những tài khoản này được nhóm người tại Campuchia dùng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng. Số lượng tiền giao dịch lên đến 200 tỉ đồng/tài khoản.

Tang vật trong vụ án bị công an thu giữ. (Ảnh: CANA)

Tang vật trong vụ án bị công an thu giữ. (Ảnh: CANA)

Công an Nghệ An khuyến cáo, người dân tuyệt đối không cho người lạ mượn, chụp, thuê, mua CCCD, CMND hoặc tài khoản ngân hàng nếu không có mục đích chính đáng.

Không cung cấp thông tin cá nhân cho những dịch vụ không thiết yếu, không có cam kết bảo đảm an toàn thông tin trên các nền tảng mạng xã hội.

Khi bị kẻ xấu lừa đảo, lấy cắp thông tin cá nhân, người dân cần liên hệ ngay với cơ quan chức năng nơi gần nhất để được hỗ trợ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.