Bão WIPHA suy yếu thành áp thấp gây mưa lớn nhiều nơi

GD&TĐ - TS. Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc  Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, bão WIPHA suy yếu thành áp thấp gây mưa lớn. Cảnh báo lũ trên các sông ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An.

Bão WIPHA suy yếu thành áp thấp gây mưa lớn nhiều nơi
Bão WIPHA suy yếu thành áp thấp gây mưa lớn nhiều nơi

Lượng mưa nhiều nơi từ 100 -  320mmm

Do ảnh hưởng của bão WIPHA suy yếu thành áp thấp nhiệt đới nên ở khu Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, gây mưa lớn nhiều nơi.

Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa đến mưa to, riêng các tỉnh thuộc khu Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Hòa Bình có mưa to đến rất to, lượng mưa tính đến 13 giờ chiều nay ở một số nơi như: Móng Cái 271mm, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 320mm, Sơn Động (Bắc Giang) 201mm, Hưng Yên 234mm, Phủ Lý (Hà Nam) 260mm, Hải Dương 177mm, Láng (Hà Nội) 130mm...

Hồi 13 giờ ngày 3/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 20,9 độ Vĩ Bắc; 106,1 độ Kinh Đông, trên khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 7.

Trường Tiểu học Trung Lý (Mường Lát, Thanh Hóa) sau bão WIPHA
Trường Tiểu học Trung Lý (Mường Lát, Thanh Hóa) sau bão WIPHA 

Dự báo trong 6 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 5-10km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực Nam đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa.

Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: Trong chiều và tối nay, vùng ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng và khu vực đồng bằng Bắc Bộ có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 6-7.

Dự báo mưa lớn: Trong đêm nay và ngày mai (4/8), ở Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to (tổng lượng mưa phổ biến 70-150mm/24 giờ, riêng khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình, Thanh Hóa và Nghệ An 100-200mm/24 giờ, có nơi trên 200mm). Từ đêm mai, mưa lớn giảm dần ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Khu vực Hà Nội: Đêm nay và ngày mai, có mưa to đến rất to (tổng lượng mưa phổ biến 100-150mm).

Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn, Thanh Hóa cho biết: Từ ngày 1 - 3/8, lượng mưa đo được tại Na Mèo 332,2mm, thị trấn 183,4mm, có 16 bản bị cô lập, chia cắt. Đặc biệt có 16 người mất tích (Bản Sa Ná, xã Na Mèo 14 người; bàn Mùa Xuân, xã Sơn thủy 2 người),  24 căn nahf  bị sập đổ,  8 hộ dân phải di dời khẩn cấp. Một số tuyến đường bị sạt lở, gây ách tắc giao thông. Nặng nhất, tuyến đường 217, khối lượng sạt lở trên 300m3.

Cảnh báo lũ trên các sông ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Hiện nay, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa đến mưa to, riêng các tỉnh thuộc khu Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Hòa Bình có mưa to đến rất to.

Mực nước trên các sông thuộc khu vực Bắc Bộ đang lên chậm, riêng thượng lưu sông Mã (Thanh Hóa) đang lên nhanh.

Cảnh báo: Trong đêm nay và ngày mai (4/8), ở Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to (tổng lượng mưa phổ biến 70-150mm/24 giờ, riêng khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình, Thanh Hóa và Nghệ An 100-200mm/24 giờ, có nơi trên 200mm).

Trên thượng lưu các sông suối khu vực Bắc Bộ sẽ xuất hiện 1 đợt lũ với biên độ lũ lên từ 2- 4m, hạ lưu từ 1- 3m; các sông tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 3-6m, hạ lưu từ 2-4m.

Nhiều nơi bị sạt lở
Nhiều nơi bị sạt lở 

Mực nước đỉnh lũ trên thượng lưu sông Mã đạt mức báo động 1, 2, có nơi trên báo động 2, hạ lưu sông Mã ở mức báo động 1 và trên báo động 1; sông Thao, sông Hoàng Long, lưu lượng đến hồ Hòa Bình trên sông Đà, sông Lục Nam ở mức báo động1; hạ lưu sông Cả (Nghệ An) còn dưới báo động1.

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất, ngập lụt ở vùng trũng ở nhiều tỉnh miền núi khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An, đặc biệt tại các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh của Thanh Hóa nguy cơ rất cao,

Nguy cơ xảy ra ngập úng tại các đô thị vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, đặc biệt là các thành phố Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Ninh Bình, Phủ Lý và Hà Nội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cầu Hiền Lương nối đôi bờ Bến Hải. Ảnh: ITN

Nội sinh từ khát vọng

GD&TĐ - Đất nước mình có rất nhiều dòng sông! Nhưng chắc chắn, không một dòng sông nào phải chứng kiến nỗi đau chia cắt như dòng Bến Hải.