Hàng năm có hàng triệu tấn quần áo cũ không sử dụng được bỏ ra các bãi rác thải, điều này không chỉ gây nguy hại cho môi trường, sức khỏe con người mà còn lãng phí.
Con người thường vứt bỏ những quần áo lỗi mốt, mặc qua vài lần thay vì tái chế hoặc quyên góp chúng làm từ thiện. Tái chế nhựa, giấy, hay kim loại là điều bình thường nhưng việc tái chế quần áo cũ thì dường như bị lãng quên. Tái chế quần áo giúp tiết kiệm được nguồn tài nguyên nước, đất mà có thể được sử dụng để trồng trọt, chế biến thực phẩm.
Jean và các quần áo làm từ chất liệu jean thường rất bền, có thể được tái chế thành những đồ vật có giá trị sử dụng khác trong cuộc sống. Việc tìm hiểu và thực hành tái thiết kế từ chất liệu jean bằng nhiều cách thức - truyền thống và hiện đại, thủ công hoặc máy móc - sẽ góp phần giáo dục ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường cho học sinh trong các giờ học Tiếng Anh.
Đối với đội ngũ giáo viên
Nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng, vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của mình trong việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng thực hành giúp hình thành phát triển nhân cách, lối sống tiết kiệm, trân trọng thành quả lao động của mình và người khác, và ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
Xây dựng, tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm hiểu các thông tin, cách thức thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường thông qua các chủ đề dạy học có liên quan. (Tiếng Anh 9: Clothing, The Environment, Natural Disasters. Tiếng Anh 8: Recycling, Wonders of the world).
Đối với học sinh
Qua các chủ đề có liên quan như Clothing (Trang phục), Environment (Môi trường), Saving Energy (Tiết kiệm năng lượng), học sinh vừa được học kiến thức ngôn ngữvừa được giáo dục thêm về ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường qua các hoạt động tái thiết kế quần áo từ chất liệu jean theo ý thích của mình, tạo nên những sản phẩm độc đáo, ưa nhìn hoặc tái chế quần áo jean thành các loại vật dụng hữu ích khác.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy và học
* Giáo viên cần chọn lựa hình thức dạy và học phù hợp (Dạy học Dự án, dạy học Trải nghiệm sáng tạo, thực hiện chuyên đề…).
* Triển khai các hoạt động tìm hiểu về chủ đề và nghiên cứu các cách thức thực hiện thật cụ thể, khả thi, phù hợp với tình hình thực tế của từng lớp mà giáo viên phụ trách.
* Giáo viên thường xuyên kiểm tra tiến trình hoạt động của học sinh từ việc lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, tiến độ công việc, kết quả nghiên cứu tìm hiểu thông tin, thành quả hoặc sản phẩm cụ thể mà học sinh tạo ra.
* Tư vấn cho học sinh cách trình bày sản phẩm của nhóm: Thuyết trình, trình chiếu, trình diễn thời trang từ các sản phẩm của mình - Fashion Show, trình bày và hướng dẫn cách thức tạo nên sản phẩm, (vẽ, thêu, cắt, xé,... trên vải jean).
Đề ra mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho các hoạt động dạy và học
* Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ dạy và học bằng cách lập kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn thực hiện: Nghiên cứu về jean (theo chủ điểm liên quan đến bài học) - Tìm hiểu, phân tích, chọn lọc thông tin cần thiết - Tìm hiểu các cách tái thiết jean - Thực hành các cách tái thiết jean - Hướng dẫn mọi người cách thực hiện - Đi sâu vào nghiên cứu văn hóa tái chế quần áo (nếu có thể) - Tuyên truyền về ý thức tiết kiệm, tránh lãng phí, biết quan tâm và bảo vệ môi trường.
* Thường xuyên kiểm tra tiến độ hoạt động, giúp học sinh khi gặp những khó khăn, trở ngại, tư vấn thêm cho học sinh khi cần.
Xây dựng chuỗi các hoạt động trang trí thêm trên quần áo jean để gợi ý cho học sinh và cách thức tái thiết từ chất liệu jean
+ Tái thiết jean:Jean vẽ (Painted jean), jean thêu (Embroidered
jean), jean xé (Torn jean), jean rách (Ripped jean), Nạm đính trên jean (Embellished jean), In họa tiết lên jean (Printed jean); Tạo tua rua lên jean (Fringed jean); Xếp ly jean (Pleated jean); Xẻ tà jean (Slit jean),…
+ Tái chế jean thành những
đồ dùng khác: Váy jean, bít tất jean, giỏ jean, ví jean, miếng cài tóc, tấm lót ly, lót sàn, bao điện thoại, rổ đựng hoa quả, túi treo, giá để báo, ly đựng bút viết…
Giáo viên cần phải tìm hiểu và gợi ý cho học sinh các hoạt động làm mới hoặc tái chế đồ jean. Học sinh có thể chọn 1 hoặc nhiều cách để thực hiện. Ngoài ra, tính sáng tạo của học sinh là vô hạn, chúng ta nên kích thích để tạo ra nhiều bất ngờ thú vị.
Xây dựng kế hoạch trình bày thành quả công việc và sản phẩm của học sinh
Đưa vào kế hoạch cụ thể thời gian và cách thức trình bày thành quả công việc và sản phẩm của học sinh, có thể kết hợp mời giáo viên, học sinh lớp khác cùng ba mẹ học sinh đến dự để đề cao sự tôn trọng đối với kết quả lao động của học sinh.
- Lợi ích về cá nhân: Giúp học sinh nhận thức thêm về văn hóa tái chế quần áo, biết tái sử dụng, tái thiết kế và tái chế từ vải jean nói riêng, các loại vải khác nói chung, từ đó biết quý trọng hơn sức lao động của mình và mọi người, biết giữ gìn bảo vệ môi trường.
- Lợi ích cho gia đình: Học sinh có thể ứng dụng để làm ra nhiều vật dụng khác nhằm tiết kiệm tiền bạc cho gia đình, tuyên truyền người thân trong gia đình về tầm quan trọng của vấn đề rác thải, tái chế, bảo vệ môi trường sống xung quanh.
- Lợi ích cho xã hội: Giúp cộng đồng hiểu thêm về văn hóa tái chế quần áo nói riêng và văn hóa tái chế nói chung, cũng như nhận thức tốt về vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước.