Bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý

GD&TĐ - Bộ VH,TT&DL vừa phê duyệt dự án Bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý (xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn, Bình Định).

Nghi thức hành lễ rước thần Nam Hải Lễ trong Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý. Ảnh: ITN.
Nghi thức hành lễ rước thần Nam Hải Lễ trong Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý. Ảnh: ITN.

Các nhiệm vụ được đề ra trong dự án gồm: Nghiên cứu, khảo sát về Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý; tổ chức lớp tập huấn, truyền dạy cho cộng đồng tri thức, kỹ năng thực hành di sản; tổ chức luyện tập, trình diễn, giới thiệu một phần nghi thức trong lễ hội; xây dựng phim, ảnh và tài liệu về việc triển khai dự án, phục vụ bảo tồn và giới thiệu lễ hội.

Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của cộng đồng ngư dân ven biển Quy Nhơn. Giá trị văn hóa - lịch sử của lễ hội vô cùng độc đáo, thể hiện bản sắc của cộng đồng địa phương, góp phần bảo vệ sự đa dạng văn hóa trong tín ngưỡng thờ cúng Cá Ông của cư dân ven biển miền Trung và miền Nam.

Tín ngưỡng thờ Cá Ông (Nam Hải đại tướng quân) thể hiện triết lý sống hài hòa với biển cả, đồng thời bộc lộ lòng biết ơn sâu sắc của ngư dân đối với vị thần hộ mệnh. Các nghi thức độc đáo như lễ rước Ông, hát Bả trạo, cúng biển không chỉ là hoạt động tín ngưỡng, mà còn phản ánh tinh thần cộng đồng mạnh mẽ.

Trong bối cảnh Quy Nhơn đang phát triển thành trung tâm du lịch biển miền Trung, Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý có tiềm năng trở thành điểm nhấn du lịch văn hóa - tâm linh hấp dẫn. Việc khai thác hợp lý có thể tạo ra nguồn sinh kế mới cho ngư dân thông qua các dịch vụ homestay, ẩm thực địa phương và bán sản phẩm thủ công truyền thống. Đồng thời, lễ hội sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu văn hóa biển đảo độc đáo cho Bình Định.

Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý không đơn thuần là hoạt động tín ngưỡng, mà còn là bản sắc văn hóa, là linh hồn của cộng đồng ngư dân Bình Định. Việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản không chỉ nhằm ngăn chặn nguy cơ mai một, mà còn mở ra cơ hội phát triển du lịch bền vững, giữ gìn những giá trị tinh thần quý báu cho thế hệ mai sau.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Trịnh Thị Huyền trình bày biện pháp giáo dục hiện đại trước Ban giám khảo trong Cuộc thi Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố.

Gen AI - trợ thủ đắc lực trong dạy học Ngữ văn

GD&TĐ - Đưa trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Gen AI) vào giảng dạy như công cụ hỗ trợ hiệu quả, cô Trịnh Thị Huyền - giáo viên Trường THPT Hữu Nghị (Lê Chân, Hải Phòng) tiên phong đổi mới phương pháp, hiện đại hóa việc dạy học môn Ngữ văn.

Bức ảnh bà Hiền (hàng đầu thứ 4 từ trái sang) và đoàn công tác chụp chung với Bác Hồ năm 1966.

Một giờ gặp Bác, trọn đời khắc ghi

GD&TĐ - Được gặp Bác chỉ vỏn vẹn một giờ, nhưng với bà Lê Thị Hiền (TP Hà Tĩnh), đó là ký ức không bao giờ phai. Không chỉ vì đó là vinh dự lớn lao, mà bởi từ cuộc gặp ấy, một ngọn lửa trong bà được thắp lên, để rồi suốt cuộc đời bà sống theo ánh sáng ấy.