Bao sái ban thờ nên làm vào ngày nào và 7 bước bao sái bàn thờ đúng

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Bao sái là dọn dẹp nơi thờ cúng, bát hương và các đồ thờ, các vật phẩm phong thủy đang dùng. Bao sái sẽ tăng cường sinh khí, kích hoạt vượng khí.

Bao sái ban thờ nên làm vào ngày nào và 7 bước bao sái bàn thờ đúng

Tỉa chân nhang - bao sái ban thờ là công việc tâm linh không thể thiếu trong mỗi dịp năm hết Tết đến. Một phần do thời điểm cuối năm cũ - đầu năm mới, sẽ có nhiều nghi thức nghi lễ được tiến hành, một phần là vì mong muốn tẩy bỏ vận khí cũ, đón nhận những điều cát lành, mới mẻ, nên việc tỉa chân nhang - bao sái ban thờ cần được thực hiện một cách tỉ mỉ, cẩn thận, cung kính.

Dưới đây, Phong thủy Phùng Gia hướng dẫn 7 bước tỉa chân nhang - bao sái ban thờ.

Chọn ngày tốt bao sái ban thờ

Thường vào mỗi dịp 23 tháng Chạp AL các gia chủ sẽ tiến hành việc bao sái, tỉa chân nhang cho ban thờ. Tuy nhiên, khi gia chủ là trưởng họ hay con trưởng, phải đảm đương nhiều nghi lễ khác nhau, việc rút chân nhang một lần trong năm, bát hương sẽ rất đầy. Vì thế, tùy tình hình thực tế, ta có thể linh hoạt về thời gian cho nghi thức này.

Rất nhiều gia đình thường tiến hành việc tỉa chân nhang - bao sái ban thờ vào dịp 23 tháng Chạp hoặc trước khi làm lễ cúng Ông Công Ông Táo. Tuy nhiên do điều kiện thời gian có hạn, công việc bộn bề mà nhiều gia đình không thuận tiện cho việc thực hiện nghi lễ vào ngày này, song vẫn muốn chọn được ngày tốt.

Phong thủy Phùng Gia gợi ý quý bạn 4 ngày sau đây:

20 tháng Chạp (30/1 DL)

23 tháng Chạp (2/2 DL)

27 tháng Chạp (6/2 DL)

29 tháng Chạp (8/2 DL)

Chuẩn bị đồ lễ

Đặt hoa quả, vàng mã, 1 khẩu thịt luộc, 1 đĩa xôi, trà, rượu, nhang đèn... rồi thắp mỗi bát hương 1 nén nhang xin phép Thần linh, Gia tiên... được bao sái ban thờ và các linh vật phong thủy trong nhà.

Chuẩn bị đồ bao sái

Bạn nên chuẩn bị sẵn nhiễu đỏ hoặc giấy đỏ để đặt các vật phẩm thờ cúng khi bao sái, tránh lau đồ trực tiếp trên ban thờ.

Gia chủ nên chuẩn bị một chiếc khăn mới tinh chỉ để bao sái ban thờ.

Ngoài ra, ta cần sẵn chậu sạch chuyên dụng chứa nước bao sái. Trong chậu đã có sẵn nước nước ấm Ngũ vị (nấu từ 5 loại cây có mùi thơm).

Chuẩn bị chổi, giấy lau, chậu nhỏ - tất cả cần phải sạch và mới để bao sái.

Lên hương xin phép

Làm lễ, thắp hương, đọc văn khấn xin phép bao sái ban thờ. Lễ vật nhiều hay ít không quan trọng, mà phải thật thành tâm và thể hiện lòng biết ơn, chân thành.

Rút chân nhang

Để cố định, một tay ta giữ bát hương, tay còn lại, ta rút từng chân hương một cách nhẹ nhàng từ ngoài vào trong theo chiều ngược kim đồng hồ.

Ta tuần tự tỉa chân nhang, cho đến khi trong bát nhang chỉ còn lại 3, 5, 7 hay 9 chân nhang. Chân nhang còn lại nên là số lẻ, 3 hay 5 nén là tốt nhất. Riêng chân nhang đã tỉa ta để riêng vào tờ báo sạch và sẽ hóa khi nghi thức hoàn thành.

Tiến hành bao sái

Chúng ta có thể di chuyển bình hoa, chén nước, đình đồng, đèn... nhưng phải giữ cố định bát nhang, bài vị. Tiến hành lau rửa bài vị với hỗn hợp nước rượu và gừng, hoặc nước ấm, tuyệt đối không dùng nước lạnh.

Nếu trên bàn thờ vừa có bài vị của Phật, thánh và tổ tiên thì tiến hành lau trước bài vị của Phật, sau đó đổ nước cũ thay nước mới rồi mới lau bài vị tổ tiên.

An vị lại đồ thờ cúng

Sau khi bao sái bàn thờ sạch sẽ, đặt lại vị trí cũ thì gia chủ chờ đến ngày cuối năm để làm lễ an vị mời Táo quân và các vị thần linh trở về nhà. Thông thường, lễ cúng này sẽ làm vào 30 Tết. Cũng có thể làm lễ mời an vị thần linh và lễ tất niên cùng lúc, làm vào buổi trưa hoặc chiều 30 Tết. Nhưng tùy điều kiện, tùy gia đình mà có thể thực hiện sớm hơn.

Lưu ý khi bao sái bàn thờ

Không xê dịch bát hương, bài vị, tượng thờ: Trong quá trình bao sái bàn thờ, gia chủ cần chú ý tránh để bát hương, bài vị, tượng thờ bị xê dịch.

Bát hương được coi là nơi hội tụ tâm thức, kết nối trần gian với cõi âm. Di chuyển bát hương sẽ làm ảnh hưởng đến liên kết này.

Khi rút tỉa chân hương, nên để lại vài chân hương theo số lẻ (3, 5, 7, 9...). Chân hương được rút ra cần gói trong giấy báo sạch, đem hóa rồi vùi xuống gốc cây lớn.

Nếu bát hương nhiều tro thì lấy thìa sạch gạt bớt ra.

Nếu bát hương, đồ thờ cần thay mới thì gia chủ nên thỉnh lễ hạ giải trước khi thay.

Sau khi hoàn thành công việc dọn dẹp bàn thờ, tỉa chân hương, gia chủ nên khấn thỉnh các vị thần, gia tiên trở về.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

ChatGPT đang gây sốt trên toàn thế giới với khả năng giao tiếp tự nhiên và dữ liệu kiến thức khổng lồ.

Người lao động tận dụng ChatGPT

GD&TĐ - ChatGPT là nền tảng công nghệ dạng tổng hợp tri thức và được kiểm chứng - nếu biết sử dụng đúng cách có thể khai thác để phục vụ cho công việc, học tập.
Quân đội Israel tấn công Gaza.

IDF đã sẵn sàng tấn công Rafah

GD&TĐ - Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho biết hôm 5/5, quân đội Israel đã sẵn sàng cho cuộc tấn công trên bộ vào thành phố Rafah ở phía nam Gaza.
Hoạt động trải nghiệm “Theo dấu chân người chiến sĩ Điện Biên” tại Tượng đài kéo pháo. Ảnh: NTCC

Hành trình theo 'địa chỉ đỏ'

GD&TĐ - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Điện Biên có chất lượng dạy và học đứng đầu trong khối các trường THPT không chuyên của địa phương...
Bạn có thể tận hưởng sự gắn kết thể xác với bạn tình và có một mối quan hệ yêu đương, nhưng vì lý do nào đó, bạn trở nên ít hứng thú với tình dục. (Ảnh: ITN)

Khi nàng rối loạn ham muốn 'yêu'

GD&TĐ - Rối loạn ham muốn ở phụ nữ là một loại rối loạn chức năng tình dục khiến người trong cuộc có rất ít hoặc không có hứng thú với chuyện ấy.