Báo Mỹ nói tin buồn về hiệu quả gói trừng phạt năng lượng mới

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nga theo dự báo sẽ tiếp tục đứng vững khi gói trừng phạt năng lượng mới được châu Âu đưa ra.

Báo Mỹ nói tin buồn về hiệu quả gói trừng phạt năng lượng mới

Hôm 5 tháng 2 năm 2023, gói trừng phạt tiếp theo mà Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lên Nga đã chính thức có hiệu lực, bao gồm lệnh cấm nhập khẩu và tái xuất khẩu các sản phẩm dầu của Nga bao gồm xăng và dầu diesel.

Tuy nhiên theo nhà báo Phil Rosen của tờ Business Insider, các chính trị gia phương Tây không nên mong đợi sẽ gây ra tác động tiêu cực đáng kể đối với Nga thông qua gói trừng phạt mới.

Nhà phân tích của tờ báo Mỹ nhấn mạnh: “Các biện pháp trừng phạt mới của châu Âu đối với nhiên liệu xuất khẩu của Nga sẽ không gây ra nhiều tác hại cho Moskva".

Trên thực tế, những hạn chế mới dự kiến ​​sẽ hoạt động tương tự như lệnh cấm nhập khẩu dầu thô của Nga mà EU ban hành, đã có hiệu lực từ ngày 5/12/2022.

Điều này có nghĩa là Nga sẽ tiếp tục xuất khẩu nhiều sản phẩm dầu như trước đây, sự khác biệt duy nhất đó là nguyên liệu thô sẽ được đưa đến những khu vực khác thay vì châu Âu, để rồi những nước đó lại tinh chế rồi bán cho EU với giá cao hơn.

Liên minh châu Âu đã đưa ra gói trừng phạt mới nhằm vào Nga.

Liên minh châu Âu đã đưa ra gói trừng phạt mới nhằm vào Nga.


Bên cạnh đó, Chuyên gia Matt Smith đến từ Công ty Thống kê dữ liệu và Phân tích Kpler cũng đưa ra nhận xét về tác động từ lệnh gói trừng phạt vừa được EU thông qua: “Điểm mấu chốt là cả quá trình sản xuất và xuất khẩu dầu của Nga đều không suy giảm".

Đối với việc các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đồng ý áp đặt mức giá trần cho các sản phẩm dầu mỏ cao cấp của Nga ở mức 100 USD/thùng, ông Matt Smith nhận xét quyết định này là một bước đi gây tranh cãi.

"Không rõ bước đi này sẽ được thực hiện như thế nào, bởi vì có quá nhiều sản phẩm dầu với các mức giá khác nhau và rất khó để đưa chi phí của chúng về một mức giá trần duy nhất", nhà phân tích kết luận.

Theo Business Insider

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ