Căng thẳng có bùng nổ khi khí cầu Trung Quốc bị Mỹ bắn rơi?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Việc Không quân Mỹ bắn hạ chiếc khí cầu mà họ cáo buộc Trung Quốc dùng để giám sát liệu có thổi bùng căng thẳng giữa hai nước?

Khí cầu đã bị tiêm kích F-22 bắn hạ.
Khí cầu đã bị tiêm kích F-22 bắn hạ.

Vào sáng 3/2/2023, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tuyên bố rằng khinh khí cầu lớn được cho là đang trôi chậm trên bầu trời Montana thực ra là một khí cầu phương tiện dân sự được sử dụng chủ yếu cho nghiên cứu khí tượng và nó đơn giản là đi chệch khỏi lộ trình dự kiến.

“Phương tiện đến từ Trung Quốc, nó là một khí cầu dân sự được sử dụng cho các mục đích nghiên cứu, chủ yếu là khí tượng học. Bị ảnh hưởng bởi thời tiết và với khả năng tự điều khiển hạn chế, khí cầu đã đi chệch hướng quá xa so với kế hoạch dự kiến”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết và nói thêm: “Phía Trung Quốc lấy làm tiếc về việc khí cầu vô tình xâm nhập không phận Hoa Kỳ vì lý do bất khả kháng”.

Bắc Kinh khẳng định các quan chức Trung Quốc sẽ tiếp tục liên lạc với Mỹ và giải quyết vấn đề một cách thích hợp.

Khí cầu của Trung Quốc đã bị tiêm kích F-22 phá hủy.

Khí cầu của Trung Quốc đã bị tiêm kích F-22 phá hủy.

Tuy nhiên diễn biến mới đã tới khi một máy tiêm kích F-22 của Mỹ đã thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt chiếc khinh khí cầu của Trung Quốc. Mặc dù Bắc Kinh gọi đây là phương tiện thăm dò khí tượng nhưng nó đã bay qua một số bang của Mỹ, trong đó có Montana và Missouri - nơi đặt nhiều căn cứ quân sự trọng yếu với các cơ sở hạt nhân và máy bay ném bom chiến lược.

Giới "diều hâu" Mỹ từng kêu gọi Lầu Năm Góc "ngay lập tức" bắn hạ "đối tượng hoạt động gián điệp" của Trung Quốc, nhưng ban đầu Tổng thống Biden không cho phép tấn công, dẫn đến nhiều chỉ trích nhằm vào ông.

Có ý kiến cho rằng Hoa Kỳ "không có hệ thống phòng không đủ khả năng tiêu diệt tàu thăm dò nằm ở độ cao hơn 20 nghìn mét", nhưng rồi tiêm kích F-22 đã được huy động cho nhiệm vụ này.

Chuyến bay của chiến đấu cơ F-22 được quay từ mặt đất. Đoạn phim cũng ghi lại cảnh trực tiếp phá hủy khí cầu, điều này xảy ra vào thời điểm phương tiện không còn bay trên đất liền mà trên vùng biển Đại Tây Dương.

Theo các nhà quan sát, câu hỏi chính đối với quân đội và các chính trị gia Hoa Kỳ hiện nay có lẽ là liệu vật thể này có thể chuyển thông tin nhạy cảm cho Trung Quốc hay không - nếu nó thực sự đang thực hiện một nhiệm vụ tình báo. Vấn đề này sẽ chỉ được làm rõ khi mảnh vỡ khinh khí cầu được trục vớt và khai thác.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.