Bạo lực gia đình: Vết thương còn mãi

GD&TĐ - Bố tôi năm nay đã 70 tuổi. Facebook là công cụ duy nhất giúp tôi và bố giữ liên lạc. Gần đây ông hay nhắn tin cho tôi, nhưng tôi chưa chịu trả lời. 

Bạo lực gia đình: Vết thương còn mãi

Lần cuối tôi gặp và nói chuyện với ông là gần 20 năm trước, ngay sau khi mẹ tôi qua đời. Khi ấy tôi 17 tuổi, bố tôi đã giận vì thái độ lạnh nhạt tôi dành cho ông. 

Trong thời thơ ấu của tôi, bố chỉ sống với chúng tôi một thời gian ngắn, nhưng ông thường say xỉn và cáu giận. Tôi đã nghe hết những câu chuyện về việc ông đánh mẹ tôi. Không thể chịu nổi thói vũ phu của ông. Mẹ đã ly hôn khi tôi 4 tuổi. Năm tôi lên 8 tuổi, tôi gặp lại bố. Bố đã kỳ vọng rất nhiều rằng có thể giữ tôi ở bên để bầu bạn. Nếu tôi không đồng ý, ông sẽ lại đến quán rượu và say khướt.

Tôi không thể hòa thuận với bố vì chưa thể quên những ký ức kinh hoàng. Tôi nhớ có lần tôi về nhà sau một buổi đi chơi với bạn, bố tôi quá say nên đã đánh mẹ tôi, ông còn đá văng con chó của tôi vào một góc tường. Ngày đó tôi quyết định sẽ ghét bố suốt đời.

Bạo lực gia đình: Vết thương còn mãi ảnh 1

Dù vậy, tôi luôn có cảm giác bố đã tìm mọi cách để có được tôi, điều mà dường như mẹ tôi đã không làm. Thực ra, bố và tôi có nhiều điểm giống nhau. Chúng tôi đều thích toán học và giải những câu đố. Tôi cũng được truyền cảm hứng từ sở thích đi bộ của ông. Nhưng tính nóng nảy của ông luôn khiến tôi phải dè chừng.  

Hiện tại tôi đã có con, có nhà và sự nghiệp, cuộc sống của tôi nhìn chung là ổn định. Sau cái chết của mẹ, tôi phải mất nhiều năm để điều trị sức khỏe tâm thần. Khi ấy, tôi đã nghĩ đến việc liên hệ với bố vài lần. Tôi không mắc nợ gì ông nhưng tôi không muốn sống một cuộc đời mà sau này phải cảm thấy hối hận hay tội lỗi. Nhưng không hiểu sao, khi ông chủ động liên hệ thì tôi lại không đủ can đảm để trả lời. 

Tôi biết mình đang có một cuộc sống tốt, nhưng tôi chưa thể quên được quá khứ, càng không thể giả vờ rằng mình từng có một tuổi thơ hạnh phúc. Tôi có một người bố bạo lực, mẹ qua đời sớm, và tôi từng phải thay mẹ gánh vác công việc kinh doanh khi mới chỉ là một thiếu niên. Tôi đã nỗ lực rất nhiều mới có được cuộc sống ổn định, vì vậy, tôi phải cảnh giác với bất cứ ai, hay bất cứ sự việc nào có nguy cơ làm xáo trộn điều đó. 

Có lúc tôi tự trấn an bản thân rằng mình nghĩ đến việc liên lạc với bố nhưng chưa thực hiện được, có thể là do mình nhớ bố là người như thế nào. Và mình chưa trả lời tin nhắn của ông cũng vì lý do tương tự. Tôi từng muốn tha thứ cho bố và hy vọng ông sẽ thay đổi. Nhưng tôi sợ đối diện với ông vì điều đó có thể khơi lại những tổn thương trong quá khứ. 

Tôi vẫn nhớ những bài trị liệu tâm lý mà mình đã được trải nghiệm trong những năm khủng hoảng nhất cuộc đời. Bác sĩ trực tiếp điều trị cho tôi nói rằng tôi có thể thấy những trải nghiệm thời thơ ấu của mình trở lại đau đớn và những ký có thể khơi lại vết thương cũ. Thời điểm đó, bác sĩ đã muốn tôi đưa bố tôi đến vì điều này rất quan trọng trong việc điều trị cho tôi.

Khi nhìn thấy biểu cảm bối rối của tôi, bác sĩ nói: “Cậu không cần phải vội vàng liên lạc với bố mình ngay đâu. Cậu hoàn toàn có thể từ chối sự hiện diện của những người mà cậu tin rằng họ đang hoặc sẽ có hại cho sức khỏe tinh thần của cậu. Nhưng nếu cậu muốn gặp lại ông ấy, hãy tưởng tượng kịch bản, nơi câu muốn gặp, những gì cậu muốn nói, nhưng đừng quá kỳ vọng vào bất cứ điều gì để không làm bản thân thất vọng”.

Đừng mời ông ấy đến nhà cho đến khi cậu thực sự chắc chắn. Cậu có thể gặp ông ấy một lần, sau đó không bao giờ gặp lại hoặc chỉ thỉnh thoảng mới gặp lại. Cậu không nhất thiết cần phải đưa ông ấy trở lại gia đình của mình. Hãy cẩn thận với việc quay trở lại thói quen cũ. Cậu biết không, sự hối tiếc có xu hướng xuất phát từ việc cậu không suy nghĩ thấu đáo hoặc không làm chủ các quyết định của mình”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.