Các cuộc biểu tình bùng phát và lan rộng tại nhiều tỉnh của Sudan, rầm rộ nhất là ở thủ đô Khartoum. Tại đây, một đội đặc nhiệm của cảnh sát địa phương đã sử dụng hơi cay, sau đó là vũ khí để chống lại người biểu tình. Tính đến sáng thứ Sáu, sáu người biểu tình đã thiệt mạng, một số người bị thương và nhiều người đã bị giam giữ.
Bên cạnh đó, ít nhất hai người đã thiệt mạng trong cuộc biểu tình ở thành phố Atbara (cách phía đông Khartoum 400 km).
Tại nhiều thành phố ở Sudan, các văn phòng của đảng cầm quyền đã bị đốt cháy, một số chi nhánh của các ngân hàng bị cướp phá và nhiều chiếc xe đã bị thiêu hủy.
Kể từ khi lệnh giới nghiêm được đưa ra ở nước này, trong hầu hết các khu định cư, các hành động phản kháng hiện đã dừng lại, nhưng nguyên nhân của sự bất mãn trong nước vẫn chưa được giải quyết.
Cụ thể, không rõ chính phủ nước này đã có kế hoạch giải quyết các vấn đề cấp bách về tình trạng thiếu bánh mì như thế nào khi tình trạng này đã kéo dài hơn ba tuần và cũng như để ngăn chặn tình trạng lạm phát phi mã tại đây ra sao.
Nhớ lại rằng, nền kinh tế Sudan cực kỳ yếu kém và bước vào giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng sau năm 2011, khi Nam Sudan tuyên bố độc lập - khiến 3/4 các mỏ dầu của đất nước rời khỏi sự kiểm soát của chính phủ Khartoum càng là vấn đề khó khăn cho đất nước này.