Báo Giáo dục và Thời đại khai trương văn phòng đại diện tại ĐBSCL

GD&TĐ - Sáng 9/11, tại TP Cần Thơ, Báo Giáo dục & Thời đại tổ chức lễ khai trương văn phòng đại diện khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Đại biểu kéo băng khánh thành văn phòng báo GD&TĐ.
Đại biểu kéo băng khánh thành văn phòng báo GD&TĐ.

Dự lễ có ông Phan Văn Thép, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ; ông Huỳnh Hoàng Mến, Giám đốc Sở TT&TT TP Cần Thơ; ông Lê Thắng Lợi, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm phát triển GD&ĐT phía Nam; lãnh đạo và đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT; trường Đại học các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL.

Về phía Báo Giáo dục & Thời đại dự lễ có Nhà báo Triệu Ngọc Lâm - Tổng Biên tập và các Phó Tổng Biên tập: Nhà báo Dương Thanh Hương; Nhà báo Nguyễn Đức Tuân.

van-phong-9.jpg
van-phong-13.jpg
Đại biểu dự lễ chụp ảnh cũng đội văn nghệ.

Thực hiện Quyết định số 2436 ngày 22/8/2023 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Báo GD&TĐ. Trước yêu cầu phát triển Cơ quan đại diện tại các địa phương, trong đó có Văn phòng đại diện tại ĐBSCL.

Được sự tạo điều kiện của Sở GD&ĐT TP Cần Thơ về việc ủng hộ và bố trí địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện. Ban Biên tập Báo GD&ĐT quyết định đầu tư, sửa chữa, nâng cấp Văn phòng liên lạc tại TP Cần Thơ (được thành lập năm 2004) thành Văn phòng đại diện tại ĐBSCL.

Đây cũng là công trình thiết thực chào mừng kỷ niệm 65 năm Báo GD&TĐ xuất bản số báo đầu tiên. Văn phòng đại diện Báo GĐ&TĐ tại ĐBSCL đặt tại số 39 đường 3/2, phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ (cặp trụ sở Sở Giáo dục & Đào tạo TP Cần Thơ).

van-phong-6.jpg
Nhà báo Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập Báo GD&ĐT phát biểu tại buổi lễ.
van-phong-10.jpg
Đại biểu dự lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, Nhà báo Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập Báo GD&ĐT cho biết, trải qua 65 năm xây dựng và trưởng thành, Báo GD&TĐ luôn đồng hành cùng ngành Giáo dục qua các thời kỳ. Từ một tờ báo xuất bản mỗi tháng 2 kỳ, chỉ có 8 trang, đến nay đã xuất bản mỗi tuần 7 kỳ, bao gồm các ấn phẩm: báo hằng ngày, số Thứ hai, số giữa và cuối tháng, số đặc biệt tháng và ấn phẩm Giáo dục & Thời đại Chủ nhật.

Ngoài báo in phát hành tất cả các ngày trong tuần, từ năm 2009, báo GD&TĐ đã khai trương báo điện tử giaoducthoidai.vn, cập nhật đầy đủ, liên tục, chuyển tải kịp thời, chính xác và nhanh chóng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; chỉ đạo, định hướng và hoạt động của ngành giáo dục trên phạm vi cả nước; góp phần đấu tranh, đẩy lùi tiêu cực, xóa bỏ những định kiến sai lệch về ngành Giáo dục nước nhà trong công cuộc đổi mới.

Đến nay, ngoài trụ sở chính tại Hà Nội và Cơ quan thường trú tại TPHCM, trên phạm vi cả nước, Báo GD&TĐ có 5 văn phòng đại diện gồm: Văn phòng Tây Bắc, Việt Bắc, Bắc Trung bộ, Miền Trung – Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.

“Với bước phát triển mới và yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, tôi đề nghị tập thể cán bộ, phóng viên VPĐD tại ĐBSCL nêu cao tinh thần đoàn kết; hết sức, hết lòng phụng sự bạn đọc.

Đặc biệt là chủ động xây dựng chiến lược phát triển; xây dựng kế hoạch tuyên truyền. Đảm bảo thông tin tại khu vực ĐBSCL được thường xuyên, liên tục, có chất lượng. Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, đồng hành và gắn kết với sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là lĩnh vực GD&ĐT ở địa phương”, nhà báo Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập Báo GD&ĐT nhấn mạnh.

van-phong-4.jpg
Ông Huỳnh Hoàng Mến, Giám đốc Sở TT&TT TP Cần Thơ phát biểu tại buổi lễ.
van-phong-8.jpg
Đại biểu dự lễ.

Ông Huỳnh Hoàng Mến, Giám đốc Sở TT&TT TP Cần Thơ nhìn nhận, thời gian qua Báo GD&TĐ luôn là tiếng nói quan trọng, đồng hành cùng sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước nhà. Riêng với Thành phố Cần Thơ, Báo GD&TĐ đã dành cho thành phố sự quan tâm và đóng góp quan trọng trong công tác tuyên truyền.

Việc GD&TĐ nâng cấp Văn phòng liên lạc tại Cần Thơ thành Văn phòng Đại diện tại khu vực ĐBSCL là một sự kiện quan trọng, là một niềm vui của thành phố Cần Thơ nói riêng và các địa ĐBSCL nói chung.

“ĐBSCL thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, được xác định là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của cả nước; cửa ngõ phía Tây Nam của quốc gia.

Tôi hy vọng, việc khai trương Văn phòng Đại diện tại khu vực ĐBSCL sẽ giúp Báo GD&TĐ thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền của tờ báo; thông tin đậm hơn về sự phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội trong khu vực, lan tỏa nhiều hơn những hình ảnh, nét đẹp văn hóa bản địa và con người vùng sông nước Tây Nam Bộ”, vị lãnh đạo Sở TT&TT thành phố Cần Thơ chia sẻ.

van-phong-3.jpg
Nhà báo Dương Thanh Hương công bố quyết định thành lập Văn phòng và nhân sự Văn phòng báo tại ĐBSCL.
van-phong-14.jpg
Ban Biên tập Báo GD&TĐ trao các quyết định cho Nhà báo Nguyễn Anh Tú và nhà báo Nguyễn Quốc Ngữ.

Theo quyết định thành lập, Văn phòng Đại diện Báo GD&TĐ tại ĐBSCL sẽ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng biên tập, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng.

Nhà báo Nguyễn Anh Tú, Phó trưởng Cơ quan thường trú Báo GD&TĐ tại TPHCM được phân công kiêm nhiệm chức vụ Phó trưởng Văn phòng Đại diện Báo GD&TĐ tại ĐBSCL.

Văn phòng Đại diện Báo GD&TĐ tại ĐBSCL có nhiệm vụ: Đảm bảo thông tin thời sự, kinh tế xã hội tại khu vực phụ trách. Đảm bảo tin, bài về Giáo dục tại khu vực phụ trách; bám sát các hoạt động của ngành GD&ĐT địa phương, các trường ĐH, CĐ; tăng cường sự hiện diện của Báo; tháp tùng đoàn công tác của Trung ương; của lãnh đạo Bộ GD&ĐT, thông tin kịp thời, chính xác các hoạt động trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội…

img-8528.jpg
Ban biên tập Báo GD&TĐ và anh em phóng viên văn phòng đại diện ĐBSCL chụp hình kỉ niệm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.