Báo GD&TĐ trao học bổng đến khi trưởng thành cho 3 học sinh nghèo Quảng Trị

GD&TĐ - Vừa qua, Báo Giáo dục và Thời đại đã trao học bổng đến khi trưởng thành cho các em học sinh Trường Tiểu học Hướng Phùng, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị.

Bà Dương Thị Thanh Hương- Phó Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại (bìa trái) trao học bổng cho em Hồ Thị Nao.
Bà Dương Thị Thanh Hương- Phó Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại (bìa trái) trao học bổng cho em Hồ Thị Nao.

Đây là hoạt động nằm trong chương trình "Điều ước cho em", nhằm giúp đỡ các em học sinh vùng sâu vùng sa có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. 

Hướng Phùng là một xã miền núi, có nhiều thôn thuộc diện khó khăn, đặc biệt khó khăn với hầu hết các hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Hoàn cảnh kinh tế, xã hội, giao thông gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc cắp sách đến trường của học sinh trên địa bàn.

Tại đây, Báo Giáo dục và Thời đại đã trao 3 suất học bổng cho 3 em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng vẫn đạt thành tích tốt trong học tập. Học bổng kéo dài đến khi các em đủ 18 tuổi, đây là nguồn động viên kịp thời giúp em an tâm học tập.

Trong số 3 học sinh được nhận học bổng từ "Điều ước cho em", phải đặc biệt để đến hoàn cảnh của em Hồ Thị Nao, học sinh lớp 5C.

Bữa cơm của gia đình chỉ có rau sắn, rău rừng....
Bữa cơm của gia đình chỉ có rau sắn, rău rừng....

Em Hồ Thị Nao sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Gia đình em có 5 anh chị em, Nao là chị cả. Bố mẹ em đều không biết chữ, tổng thu nhập của gia đình một năm chỉ có 5 triệu đồng phụ thuộc vào tiền làm nông và làm thuê. 

Mỗi ngày sau khi đi học về, Nao phải bắt sâu, rái rau rừng, có hôm thì bắt cá dưới suối để làm bữa tối cho cả nhà. 

Em Nao cho biết, khi vào mùa sâu, dọc đường từ trường về nhà em có thể bắt được khoảng 200 con sâu, nhưng ở thời điểm hiện tại đã hết mùa nên không có sâu để bắt. Bữa cơm tối chỉ có mỗi rau rừng, rau sắn. 

Chia sẻ với chúng tôi, cô giáo Hồ Thị Trang, Giáo viên chủ nhiệm lớp 5C, Trường Tiểu học Hướng Phùng cho biết: "Tại trường hiện tại 2/3 học sinh là người dân tộc thiểu số, kinh tế phụ thuộc chính vào làm nông, hoàn cảnh của nhiều em học sinh rất khó khăn, từ trang thiết bị học tập, đến cả quần áo cũng thiếu thốn." 

"Học bổng dành cho 3 em tại trường đến khi các em 18 tuổi là sự động viên rất lớn đến với các em, để các em an tâm đến trường. Đây cũng là sự khuyến khích cho nhiều em học sinh học tập tốt hơn." - cô Trang xúc động.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.